Nowadays, natural polymeric materials extracted from plants are the new alternatives for synthetic chemicals in water and wastewater treatment. The aim of this study is to evaluate the ability of Cassia fistula seed gum (CFG) as a coagulant aid with PAC in the treatment of textile wastewater. Jartest experiments were carried out to identify the optimal parameters of coagulation-flocculation for removing color and COD in synthesis wastewater containing Methyl blue and RB21 dyes, including pH, settling time, PAC dose, the optimal CFG dosage in comparing with the cationic polymer. After that, actual textile wastewater was treated by using PAC, PAC plus cationic polymer, and PAC plus CFG for evaluating the role of CFG. CFG supplementation has assisted the process effects at nearly 98% color, 85% COD for RB21 and 90% color, 70% COD for MB at the best dose of CFG 0.15 mL and 0.1 mL, respectively. The optimized parameters for the coagulation of real textile wastewater using PAC were pH = 6 and dose = 0.6 mL can removal 66% of color. By adding CFG to PAC, the efficient of treatment was increased about 70% even at the lower dosage of PAC and CFG (0.5 mL for each reagent). The yield of combining PAC and polymer was a little bit lower than PAC and CFG, for instant 68% color was decreased at the same condition. These achievements demonstrated a workable substitute of natural products such as Cassis fistula seed gum for synthetic chemical products in coagulation-flocculation process. / Hiện nay các loại vật liệu sinh học chiết xuất từ thực vật đang được nghiên cứu ứng dụng trong xử lý nước và nước thải thay cho các chất hóa học. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng gum được chiết xuất từ hạt cây Muồng Hoàng Yến (MHY) làm chất trợ keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm. Thí nghiệm Jartest được tiến hành nhằm xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý nước thải tổng hợp chứa thuốc nhuộm Methyle Blue (MB) và RB21 bao gồm pH, thời gian lắng, liều PAC, liều gum MHY và liều polymer. Sau đó tiến hành xử lý nước thải thật với các điều kiện thích hợp đã xác định nhằm đánh giá vai trò của gum MHY. Gum MHY làm tăng hiệu quả của quá trình xử lý, đạt gần 98% đối với độ màu, 85% COD đối với RB21, 90% độ màu và 70% COD đối với MB với liều lượng tương ứng là 0,15 mL và 0,1 mL. Các thông số tối ưu cho quá trình xử lý trên mẫu nước thải thật là pH = 6, liều PAC = 0.6 mL có thể làm giảm 66% độ màu. Bổ sung gum MHY làm chất trợ keo tụ giúp gia tăng hiệu quả xử lý màu lên 70% dù với liều lượng rất thấp là 0,5 mL. Hiệu suất xử lý khi sử dụng kết hợp PAC và polymer thấp hơn trong trường hợp sử dụng PAC và gum MHY, cụ thể khoảng 68% độ màu được xử lý ở cùng một điều kiện. Những kết quả này cho thấy tiềm năng của việc sử dụng các vật liệu gum tự nhiên nhằm thay thế cho các hợp chất hóa học trong các quá trình keo tụ tạo bông để xử lý nước thải.
Identifer | oai:union.ndltd.org:DRESDEN/oai:qucosa:de:qucosa:32483 |
Date | 14 December 2018 |
Creators | Trung, Dao Minh, Tuyen, Nguyen Thi Khanh, Anh, Le Hung, Ngan, Nguyen Vo Chau |
Publisher | Technische Universität Dresden |
Source Sets | Hochschulschriftenserver (HSSS) der SLUB Dresden |
Language | English, Vietnamese |
Detected Language | Unknown |
Type | info:eu-repo/semantics/publishedVersion, doc-type:article, info:eu-repo/semantics/article, doc-type:Text |
Rights | info:eu-repo/semantics/openAccess |
Relation | 2193-6471, urn:nbn:de:bsz:14-qucosa-203338, qucosa:28481, 10.13141/jve.vol8.no2.pp121-128 |
Page generated in 0.003 seconds