Planting trees in mining zones for post-mining rehabilitation is of great interest. Therefore, it is important and necessary to study the current state of the air, water, and soil environment in the mine exploited area. Therefore, this article studied and assessed the environmental state in Tan Rai bauxite mining area at Bao Lam district, Lam Dong province through the environmental components of air, water and soil, as a basis for selection of suitable crops for post-mining
rehabilitation. The research result showed that the air quality in the bauxite mining area met the standard 3733/2002/QĐ-BYT. Almost monitoring parameters of surface water and wastewater is within the allowed threshold of Vietnam standards. However surface water had a sign of TSS and COD pollution (TSS and COD at the Danos stream after the received point of wastewater from
No.6 tailing lake were 1.6 times and 1.07 times higher than those in standard). Ground water was polluted by Coliform (20-63,3 times over standard) and cation NH4 + (1.1-1.5 times over standard); Soil in exploiting region was strongly impacted, soil profile has changed, red-yellow soil dominated, soil fertility is pretty high, pHH20 and pHKC were from acid to neuter. This studied environment state is very suitable for planting pine and acacia. These results will be useful references, as a basis for orientation of post-mining rehabilitation. / Việc trồng cây xanh để phục hồi các vùng mỏ sau khai thác hiện đang rất được quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu hiện trạng môi trường không khí, nước và đất ở vùng khai thác mỏ là rất quan trọng và cần thiết. Bài báo nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường vùng khai thác mỏ Bauxite Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thông qua các thành phần môi trường không khí, nước, đất, làm cơ sở cho việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp cho công tác phục hồi môi trường sau khai thác mỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại vùng khai thác mỏ Bauxite đạt tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT. Hầu hết các thông số quan trắc của nước mặt và nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam, tuy nhiên môi trường nước mặt cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm TSS và COD (TSS và COD tại suối Danos phía dưới điểm tiếp nhận nước thải hồ quặng đuôi số 6 tương ứng gấp 1,6 lần và 1,07 lần so với tiêu chuẩn). Nước ngầm đang bị ô nhiễm Coliform (vượt quy chuẩn cho phép từ 20-63,3 lần) và NH4 + (vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1-1,5 lần); Đất tại khu vực khai thác bị tác động mạnh mẽ, phẫu diện đất bị thay đổi, đất đỏ vàng chiếm ưu thế, đất có độ phì khá, pHH2O và pHKCl từ chua đến trung tính. Kết quả hiện trạng môi trường như vậy là phù hợp với trồng thông và keo. Những kết quả này là tài liệu tham khảo hữu ích, làm cơ sở cho việc định hướng phục hồi đất sau khai thác mỏ.
Identifer | oai:union.ndltd.org:DRESDEN/oai:qucosa:de:qucosa:33288 |
Date | 21 February 2019 |
Creators | Pham, Thi Thu Ha, Mai, The Duong, Duong, Ngoc Bach, Nguyen, Viet Hoai, Phi, Thi Ly |
Publisher | Technische Universität Dresden |
Source Sets | Hochschulschriftenserver (HSSS) der SLUB Dresden |
Language | English, Vietnamese |
Detected Language | Unknown |
Type | info:eu-repo/semantics/publishedVersion, doc-type:article, info:eu-repo/semantics/article, doc-type:Text |
Rights | info:eu-repo/semantics/openAccess |
Relation | 2193-6471, urn:nbn:de:bsz:14-qucosa2-325176, qucosa:32517, 10.13141/jve.vol9.no5.pp240-247 |
Page generated in 0.0135 seconds