Return to search

Study on the growth and tolerance ability of Polygonum hydropiper L. and Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland on Pb and Cd polluted soil / Nghiên cứu khả năng chống chịu của nghể răm (Polygonum hydropiper L.) và bấc nhọn (Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland) trên đất ô nhiễm chì và cadimi

Two plant species including Polygonum hydropiper L. and Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland were investigated in their resistance to lead (Pb) and cadmium (Cd) pollution in the soil. Lead-contaminated soil samples were collected from the lead recycling village Dong Mai, Chi Dao commune, Van Lam district, Hung Yen province, Vietnam that had Pb level up to 192,185 mg.kg-1, dry weight (DW). Cadmium-contaminated soil samples were due to supplement of CdCl2.21/2H2O to alluvial soil. Results showed that both species were highly resistant to Pb, however P.hydropiper was better. Similarly, the Cd resistance was higher for P.hydropiper than for H.acutigluma. No morpho-abnormalities of P.hydropiper regarding the impact of lead were recorded, whereas for H.acutigluma, the young leaves had white colour after two months of planting in soil containing lead levels of 192,185 mg.kg-1. The response of both species with Cd in soils included yellowing leaves, withering branches and even dying after 5-15 days exposed to Cd. Lead contents accumulated in above-ground parts of both plants were up to 4,650 and 3,161 mg.kg-1, DW, corresponding to P.hydropiper and H.acutigluma. From the research results on lead resistance and accumulation of two plant species studied, it is suggested that the two species are lead hyperaccumulators can be used for phytoremediation technology to clean contaminated soil. / Hai loài thực vật gồm nghể răm Polygonum hydropiper L. và bấc nhọn Hymenachne acutigluma (Steud.) Gilliland được nghiên cứu về khả năng chống chịu ô nhiễm chì (Pb) và cadmi (Cd) trong đất. Mẫu đất ô nhiễm chì được thu từ làng nghề tái chế chì Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam có hàm lượng chì lên đến 192.185 mg.kg-1, tính theo trọng lượng khô (DW). Mẫu đất ô nhiễm Cd là do được bổ sung CdCl2.21/2H2O vào đất phù sa. Kết quả cho thấy cả hai loài đều có sức chống chịu chì rất cao, tuy nhiên nghể răm có khả năng tốt hơn. Tương tự như vậy, sức chống chịu Cd của nghể răm cũng cao hơn của bấc nhọn. Không có dấu hiệu bất thường nào của nghể răm đối với tác động của chì được ghi nhận, trong khi ở bấc nhọn thì lá non có màu trắng sau hai tháng trồng trên đất có hàm lượng chì 192.185 mg.kg-1. Phản ứng của cả hai loài thực vật với Cd trong đất gồm có hiện tượng vàng lá, héo ngọn và thậm chí chết sau 5-15 ngày phơi nhiễm với Cd. Hàm lượng chì được tích lũy cao trong phần trên mặt đất của cả hai loài thực vật lên tới 4.650 và 3.161 mg.kg-1, DW, tương ứng cho loài P.hydropiper và H.acutigluma. Từ kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu và tích lũy chì của hai loài thực vật nghiên cứu, có thể đề xuất đây là hai loài siêu tích lũy chì có thể sử dụng trong công nghệ làm sạch đất ô nhiễm.

Identiferoai:union.ndltd.org:DRESDEN/oai:qucosa.de:bsz:14-qucosa-190852
Date08 December 2015
CreatorsChu, Thi Thu Ha
ContributorsTechnische Universität Dresden, Fakultät Umweltwissenschaften
PublisherSaechsische Landesbibliothek- Staats- und Universitaetsbibliothek Dresden
Source SetsHochschulschriftenserver (HSSS) der SLUB Dresden
LanguageEnglish
Detected LanguageUnknown
Typedoc-type:article
Formatapplication/pdf
SourceJournal of Vietnamese Environment, 2014, Vol. 6, No. 3, pp. 298-302, ISSN: 2913-6471

Page generated in 0.0023 seconds