Climate change has been affecting to livelihoods of communities in the coastal plain of the Vietnamese Mekong Delta (VMD). Surface water management in the coastal plain was considered to be limited, especially in enforcement. Therefore, the research aimed to assess the stakeholder involvement, identify the conflict in using the surface water and mechanism to solve and avoid the conflict. The directive interview farmers and governmental staffs was implemented to collect the necessary data. The descriptive statistic was applied in order to analyze the collecting data through farmer survey. The questionnaire was built based on the governance assessment framework “Ten-building Block”. The results showed that the governmental group (including the people committee and the Provincial department) was the highest participatory in the management process both in decision-making level and interested level. The surface water users, especially the farmers participated with the average rate because of their low capacity in making the decision for a new policy or a new agricultural model. Besides, different groups of stakeholders as the non-governmental organization and governmental organization (the local Youth Union, Famer’s and Women’s Association) played an important role in raising the water user’s awareness. The remaining group, including nonagricultural company or traders, nearly were not concerned about the surface water changes. In addition, there were two main types of conflicts identified: between the farmers in the same kind (1) and different kind (2) of cultivation. As the consequence of the natural salinity and the impacts of output water from shrimp pond to the rice cultivation zone, the conflict was about the inefficient water regulation and distribution for each water user. These conflicts were mostly solved through self-negotiating and self-engaging between the farmers. In fact, there was no rule or principle to solve and prevent the potential water use conflict. Thus, this could be a great challenge for the surface water management in the agricultural zone as Soc Trang in the context of increasing the extreme climatic phenomenon. / Biến đổi khí hậu đã và đang tác động lớn đến sinh kế của các cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cứu Long (ĐBSCL). Công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt tại vùng ven biển được cho rằng còn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là trong triển khai và thực thi. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện tại Sóc Trăng (một tỉnh ven biển ĐBSCL) nhằm đánh giá sự tham gia của các thành phần có liên quan, xác định các mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước mặt cũng như các giải pháp giải quyết và phòng tránh mâu thuẫn. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ, tham vấn chuyên gia quản lý và thống kê mô tả được áp dụng để đánh giá các mục tiêu đặt ra của đề tài. Các thông tin khảo sát được xây dựng dựa trên bộ mười tiêu chí đánh giá quản trị tài nguyên nước (van Rijswick et al., 2014). Kết quả cho thấy nhóm chính quyền địa phương (bao gồm UBND và các Sở/Ngành) có vai trò và mức độ tham gia cao nhất trong chu trình quản lý. Người sử dụng nước mặt, nhất là nông dân đóng góp sự tham gia tương đối do mức đô ra quyết định về thiết lập chính sách và lựa chọn mô hình canh tác thấp. Mặt khác, các nhóm đối tượng khác như các tổ chức phi chính phủ, Đoàn thể, Hội nông dân và Hội phụ nữ đóng góp vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và kêu gọi cộng đồng sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt. Các nhóm tổ chức kinh tế như doanh nghiệp, tiểu thương gần như không quan tâm đến nguồn nước mặt. Bên cạnh đó, các mâu thuấn về sử dụng nước mặt cũng được xác định. Các mâu thuẫn được phân chia thành 2 nhóm: cùng loại hình canh tác và giữa các loại hình canh tác khác nhau. Các mâu thuẫn chủ yếu về vấn đề điều tiết nguồn nước không hợp lý và thiếu cân bằng trong phân phối nước ngọt cho các đơn vị canh tác do xâm nhập mặn tự nhiên, xả thải nước mặn vào vùng ngọt và khai thác không đồng đều. Các mâu thuẫn này chủ yếu được giải quyết thông qua thương lượng và thỏa thuân giữa các đối tượng có liên quan chứ chưa có bất kỳ một cơ chế hay quy định nào nhằm giải quyết cũng như phòng tránh các mâu thuẫn tiềm tàng. Vì vậy, đây sẽ là một thách thức lớn cho công tác quản lý nguồn nước mặt tại vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh như Sóc Trăng trong bối cảnh gia tăng cực đoan khí hậu.
Identifer | oai:union.ndltd.org:DRESDEN/oai:qucosa:de:qucosa:33312 |
Date | 22 February 2019 |
Creators | Nguyen, Thi My Linh, Phan, Ky Trung, Van, Pham Dang Tri |
Publisher | Technische Universität Dresden |
Source Sets | Hochschulschriftenserver (HSSS) der SLUB Dresden |
Language | English, Vietnamese |
Detected Language | Unknown |
Type | info:eu-repo/semantics/publishedVersion, doc-type:article, info:eu-repo/semantics/article, doc-type:Text |
Rights | info:eu-repo/semantics/openAccess |
Relation | 2193-6471, urn:nbn:de:bsz:14-qucosa2-325181, qucosa:32518, 10.13141/jve.vol10.no1.pp4-10 |
Page generated in 0.0039 seconds