• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 188
  • 83
  • 4
  • 4
  • Tagged with
  • 196
  • 196
  • 140
  • 140
  • 140
  • 53
  • 49
  • 15
  • 15
  • 13
  • 13
  • 12
  • 12
  • 11
  • 11
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
11

A review of the genus Megarhyssa (Hymenoptera: Ichneumonidae: Rhyssinae) from Vietnam, with three new country records

Pham, Thi Nhi 16 January 2019 (has links)
The genus Megarhyssa (Hymenoptera: Ichneumonidae: Rhyssinae) is reviewed from Vietnam for the first time, with three new country records, M. belluliflava, M. jezoensis, and M. hainanensis. In addition, the distribution range of M. praecellens, previously reported from Sapa, Lao Cai Province (North Vietnam), is extended to the South. A key to four already known Vietnamese species of this genus is provided with illustrated figures. / Đây là lần đầu tiên giống ong cự Megarhyssa (Hymenoptera: Ichneumonidae: Rhyssinae) được xem xét về mặt phân loại học ở Việt Nam với ba loài ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng trong nước bao gồm M. belluliflava, M. jezoensis và M. hainanensis. Thêm vào đó, loài M. praecellens vốn trước đây được ghi nhận tại Sapa, tỉnh Lào Cai (Bắc Việt Nam), nay được ghi nhận lần đầu tại khu vực Tây Nguyên. Bài báo cũng đưa ra khóa định loại có hình minh họa bốn loài đã biết thuộc giống Megarhyssa ở Việt Nam
12

Phytoremediation of heavy metal polluted soil and water in Vietnam

Bui, Thi Kim Anh, Dang, Dinh Kim, Nguyen, Trung Kien, Nguyen, Ngoc Minh, Nguyen, Quang Trung, Nguyen, Hong Chuyen 25 August 2015 (has links)
Phytoremediation has been intensively studied during the past decade due to its cost-effectiveness and environmental harmonies. Most of the studies on treatment of heavy metal pollution in soil and water by plant species have been done in developed countries but are limited in Vietnam. In this study, we presented some research results of phytoremediation of polluted soils and water with heavy metals that were done by Institute of Environmental Technology for several last years. For treatment of heavy metal pollution in the water, some plants have great ability to accumulate heavy metals such as Vetiveria zizanioides, Phragmites australis, Eichhornia crassipes, Pistia stratiotes, Ipomoea aquatica, Nypa fruticans and Enhydra fluctuans. The heavy metal uptake into shoots and roots of 33 indigenous plant species in Thai Nguyen province was also determined. Two species of the plants investigated, Pteris vittata L. and Pityrogramma calomelanos L. were As hyperaccumulators, containing more than 0.1% As in their shoots while Eleusine indica, Cynodon dactylon, Cyperus rotundus and Equisetum ramosissimum accumulated very high Pb (0.15-0.65%) and Zn (0.22-1.56%) concentrations in their roots. Some experiments to clarify the potential of several plants as good candidates for phytoremediation of polluted soil by heavy metals were carried out in our institute. / Phương pháp sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm đã được nghiên cứu nhiều trong thập kỷ qua do chi phí thấp và thân thiện với môi trường. Hầu hết các nghiên cứu về xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước bằng thực vật đã được thực hiện ở các nước phát triển nhưng ít có tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả dùng công nghệ thực vật để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước tại Viện Công nghệ môi trường trong những năm gần đây. Dối với xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước, một số thực vật có khả năng tích lũy tốt kim loại nặng như Vetiveria zizanioides, Phragmites australis, Eichhornia crassipes, Pistia stratiotes, Ipomoea aquatica, Nypa fruticans và Enhydra fluctuans. Sự hấp thụ và tích lũy kim loại nặng trong phần trên mặt đất và rễ của 33 loài thực vật bản địa tại Thái Nguyên cũng đã được xác định. Hai loài thực vật khảo sát là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos là những loài siêu tích lũy As, chứa hơn 0,1% As trong phần trên mặt đất của cây. leusine indica, Cynodon dactylon, Cyperus rotundus và Equisetum ramosissimum tích lũy Pb (0,15-0,65%) và Zn (0,22-1,56%) rất cao trong rễ. Một số thí nghiệm đánh giá tiềm năng của một số thực vật là đối tượng tốt cho xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ môi trường.
13

Freshwater crabs of Vietnam: diversity and conservation: Review paper

Do, Van Tu 09 December 2015 (has links)
The freshwater crab fauna of Vietnam has a high diversity and endemism, 49 species have been recorded and 42 of them are only known from this country. In addition, many species are undescribed or undiscovered while at least 10% of known species are facing extinction. Water pollution, urban, industrial and agricultural development, habitat loss and fragmentation, deforestation and overexploitation are the main threats to this fauna. The first conservation recommendation is keeping rain forest tracts large enough to maintain habitat and water quality for long-term survival of these crabs. More research on taxonomy, distribution, population dynamics, main pressures, conservation status are needed in order to assess conservation status and create efficient conservation actions for freshwater crabs in Vietnam. / Khu hệ cua nước ngọt ở Việt Nam có mức độ đa dạng và đặc hữu cao với 49 loài đã được ghi nhận, trong đó có tới 42 loài chỉ được biết đến ở Việt Nam. Ngoài ra, nhiều loài cua nước ngọt còn chưa được mô tả hay chưa được khám phá, trong khi có tới 10% trong tổng số loài đã biết đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ô nhiễm môi trường nước, đô thị hóa, phát triển công nghiệp và nông nghiệp, nơi sống bị phân mảnh và mất, phá rừng cùng với khai thác quá mức là những mối đe dọa chính đối với khu hệ này. Công tác bảo tồn trước hết phải giữ cho diện tích rừng đủ lớn để duy trì chất lượng môi trường sống cho sự tồn tại lâu dài của các loài cua này. Các nghiên cứu về phân loại học, phân bố, động lực quần thể là rất cần thiết để đánh giá tình trạng bảo tồn và đưa ra những hành động bảo tồn hiệu quả cho các loài cua nước ngọt ở Việt Nam.
14

Diversity of pimpline wasps (Hymenoptera: Ichneumonidae) in the Central highlands of Vietnam / Đa dạng các loài ong cự phân họ Pimplinae (Hymenoptera: Ichneumonidae) ở khu vực Tây Nguyên

Pham, Thi Nhi 09 December 2015 (has links) (PDF)
In this paper, 48 ichneumonid species of 14 genera, two tribes of the subfamily Pimplinae were listed on the basis of material collected during the time from 2003 to 2011 in four provinces from the Central Highlands of Vietnam and a lesser degree of previous records. Among 48 aforemention pimpline no less than 16 species were described recently as new for science. The diversity of topography and vegetation types resulted in the high level of species richness and new discoveries of the region. / Bài báo này giới thiệu danh sách 48 loài ong cự thuộc 14 giống, 2 tộc của phân họ Pimplinae dựa trên việc phân tích các mẫu vật thu tại Tây Nguyên trong thời gian từ năm 2003–2011 và một số ít loài dựa trên các ghi nhận trước đây. Trong số đó, 16 loài mới được mô tả trong thời gian 5 năm trở lại đây. Sự đa dạng về địa hình và các kiểu thảm thực vật khác nhau đã tạo nên tính đa dạng thành phần loài và các phát hiện mới của ong cự ở khu vực Tây Nguyên đầy tiềm năng này.
15

Biohydrogen production by fermentive bacterium Clostridium sp. Tr2 using batch fermenter system controlled pH under dark fermentation

Nguyen, Thi Thu Huyen, Dang, Thi Yen, Lai, Thuy Hien 20 December 2018 (has links)
Limitation of fuels reserves and contribution of fossil fuels to the greenhouse effect leads to develop a new, clean and sustainable energy. Among the various options, biohydrogen appears as a promising alternative energy source. The fermentative hydrogen production process holds a great promise for commercial processes. Hydrogen production by fermentative bacteria is a very complex and greatly influenced by pH. This paper presents biohydrogen production by bacterial strain Clostridium sp. Tr2. Operational pH strongly affected its hyrogen production. Its gas production rate as well as obtained gas product were roughly increase twice under controlled pH at 6 than non-controlled condition. Dark fermentation for hydrogen production of strain Tr2 was performed under bottle as well as automatic fermenter scale under optimal nutritional and environmental conditions at 30oC, initial pH at 6.5, then pH was controlled at 6 for bioreactor scale (BioFlo 110). Bioreactor scale was much better for hydrogen production of strain Tr2. Clostridium sp. Tr2 produced 0.74 L hydro (L medium)-1 occupying 72.6 % of total gas under bottle scale while it produced 2.94 L hydro (L medium)-1 occupying 95.82 % of total gas under fermenter scale. Its maximum obtained hydrogen yield of Clostridium sp. Tr2 under bioreactor scale Bioflo 110 in optimal medium with controlled pH 6 was 2.31 mol hydro (mol glucose)-1. / Dự trữ nhiên liệu có giới hạn và việc sử dụng nhiên liêu hoá thạch góp phần không nhỏ gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến cần phải phát triển năng lượng mới, sạch và bền vững. Trong số các giải pháp, hydro sinh học xuất hiện như một nguồn năng lượng thay thế đầy hứa hẹn. Quá trình lên men sản xuất hydro có tiềm năng lớn để áp dụng trong sản xuất thương mại. Tuy nhiên qúa trình này rất phức tạp và chịu ảnh hưởng lớn bởi pH. Nghiên cứu này trình bày sản xuất hydro sinh học do chủng vi khuẩn Clostridium sp. Tr2. Quá trình sản xuất hydro của chủng này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pH thay đổi trong quá trình lên men. Tốc độ tạo khí cũng như lượng khí thu được của chủng này tăng gần gấp đôi trong môi trường có duy trì pH ở pH 6 so với môi trường không kiểm soát pH. Quá trình lên men tối sản xuất hydro của chủng Tr2 được thực hiện ở quy mô bình thí nghiệm cũng như bình lên men tự động trong điều kiện môi trường tối ưu ở 30oC, pH ban đầu 6.5, ở qui mô bình lên men tự động (BioFlo 110), pH môi trường sau đó được duy trì ổn định ở pH 6. Lên men sản xuất hdyro của chủng Tr2 trong bình lên men tự động tốt hơn rất nhiều so với lên men trong bình thí nghiệm. Clostridium sp. Tr2 chỉ tạo ra được 0,74 L hydro (L medium)-1 chiếm 72,6 % tổng thể tích khí thu được ở điều kiện lên men bình thí nghiệm trong khi chủng này sản xuất được 2,94 L hydro (L medium)-1 chiếm 95,82 % tổng thể tích khí ở điều kiện lên men tự động. Sản lượng hydro thu được lớn nhất của chủng này trong bình lên men tự động BioFlo 110 trong trong môi trường tối ưu có kiểm soát pH tại pH 6 là 2,31 mol hydro (mol glucose)-1.
16

Enhancement diesel oil degradation by using biofilm forming bacteria on biochar

Le, Thi Nhi Cong, Cung, Thi Ngoc Mai, Vu, Ngoc Huy, Do, Thi Lien, Do, Thi To Uyen, Nguyen, Thi Minh, Hoang, Phuong Ha 16 January 2019 (has links)
Biochar is defined as a carbon-rich, fine-grained, porous substance, which is produced by pyrolysis biomass with little or no oxygen. Biochar is usually produced from crop residues, wood biomass, animal litters, and solid wastes. Recently, biochar is increasingly receiving attention as an environmental-friendly approach, especially as a climate change mitigation strategy. Biochar is especilly demonstrated to remove diesel oil (DO) from soil and water. In this report, 4 biofilm forming bacteria including Klepsiella sp. VTD8, Pseudomonas sp. BQN21, Rhodococcus sp. BN5 and Stenotropomonas sp. QND8 were used to attach to biochar produced from husk to estimate the capacity of their DO removal. As the results, removal efficiency of biofilm formed by each strain VTD8, BQN21, BN5 and QND8 were 67, 73, 75 and 68 % with initial concentration of 39 g/l, respectively. On the other hand, mix species biofilm attached to husk carrier and without carrier degraded 98 and 78 %. Using husk without bacteria as absortion control, the amount of DO removal was 23 %. These results gave hint that using biochar produced from husk as carrier for biofilm forming bacteria to attach may increase efficiency of DO pollution treatment. / Than sinh học (biochar) là một chất xốp có các gốc carbon và có nguồn gốc từ quá trình nhiệt phân sinh khối các loại chất thải, động, thực vật,… dưới điều kiện hạn chế oxy hoặc không có oxy. Hiện nay biochar đã được ứng dụng rộng rãi trong xử lý môi trường. Đặc biệt các biochar còn được chứng minh là có thể xử lý dầu diesel (diesel oil - DO) có trong đất và nước. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 4 chủng vi khuẩn tạo màng sinh học tốt là Klepsiella sp. VTD8, Pseudomonas sp. BQN21, Rhodococcus sp. BN5 và Stenotropomonas sp. QND8 để gắn lên chất mang là biochar làm từ trấu nhằm đánh giá hiệu quả xử lý DO của chúng. Kết quả cho thấy, sau 7 ngày, các chủng VTD8, BQN21, BN5 và QND8 có khả năng phân hủy 67, 73, 75 và 68 % DO với hàm lượng ban đầu là 39 g/l. Trong khi đó, hiệu suất của màng sinh học tạo thành bởi hỗn hợp các chủng này khi không có chất mang biochar trấu và khi có chất mang biochar trấu lần lượt là 78 và 98 %. Còn sử dụng chất mang biochar trấu không có vi sinh vật làm đối chứng thì thu được hiệu suất hấp phụ DO là 23 %. Như vậy, kết quả này mở ra tiềm năng ứng dụng biochar trấu làm chất mang cho các chủng vi khuẩn tạo màng sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễm dầu.
17

Growth and metal uptake capacity of microalgae under exposure to chromium

Thanh, Son Dao, Nguyen, Hong-Son Le, Vo, Tan-Minh, Vo, Thi-My-Chi, Phan, The-Huy, Bui, Thi -Nhu-Phuong 16 January 2019 (has links)
Microalgae play a key function in aquatic ecosystems. Their development and growth are strongly regulated by trace metals as essential elements. However, trace metals could cause negative effects when exceeding certain concentrations in the environment. In this study we tested the development and growth rate of two freshwater microalgae, the cyanobacterium Pseudanabeana mucicola and the green alga Pediastrum duplex, from Vietnam over the period of 14 days exposing to chromium (Cr) at the concentrations up to 1,936 μg L-1. Besides, the Cr uptake and absorption by P. mucicola were evaluated over 7 days incubated in medium containing 422 μg Cr L-1. The results showed that Cr at the concentrations up to 1,078 μg L-1 did not inhibit the development and growth rate of P. mucicola. Similarly, concentration of 224 μg Cr L-1 had no adverse effects on growth of P. duplex. The cyanobacterium P. mucicola could make a reduction up to 71% of Cr in the test medium, hence become a distinguished candidate for metal phytoremediation. To the best of our knowledge this is the first investigation on the responses and absorption of Cr by freshwater microalgae from Vietnam. / Vi tảo đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thủy vực. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng được điều tiết mạnh mẽ bởi kim loại vi lượng như những yếu tố thiết yếu. Tuy nhiên, những kim loại vi lượng này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi vượt quá nồng độ nhất định trong môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm sự phát triển và tốc độ phát triển của hai loài vi tảo nước ngọt: loài tảo lam Pseudanabeana mucicola và loài tảo lục Pediastrum duplex có nguồn gốc từ Việt Nam trong thời gian 14 ngày phơi nhiễm với crôm (Cr) tại nồng độ lên tới 1.936 μg L-1. Bên cạnh đó, sự hấp thu Cr của P. mucicola cũng đã được đánh giá trong thời gian 7 ngày nuôi trong môi trường chứa 422 μg Cr L-1. Kết quả cho thấy Cr tại nồng độ lên tới 1.078 μg L-1 không kìm hãm sự phát triển và tốc độ sinh trưởng của P. mucicola. Tương tự, tại nồng độ 224 μg Cr L-1 không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của P. duplex. Loài tảo lam P. mucicola có thể làm giảm 71% hàm lượng Cr trong môi trường thí nghiệm, vì vậy được xem là ứng viên sáng giá cho quá trình xử lý môi trường ô nhiễm kim loại bằng thực vật . Theo hiểu biết của nhóm tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên về đáp ứng và hấp thu Cr bởi những vi tảo nước ngọt có nguồn gốc từ Việt Nam.
18

Screening bacterial strains for production of maltooligosyl trehalose trehalohydrolase and maltooligosyl trehalose synthase

Nguyen, Thi Hien Trang, Nguyen, Thi Thao, Le, Thanh Hoang, Nguyen, Thi Anh Tuyet, Nguyen, Manh Dat, Le, Duc Manh, Do, Thi Tuyen 16 January 2019 (has links)
Maltooligosyl trehalose synthase (MTSase, EC 5.4.99.15) catalyzes the synthesis of maltooligosyl trehalose by converting the of α (1 → 4) glucosidic linkages on the reducing ends of maltooligosaccharides to α (1 →1) glucosidic linkages. Maltooligosyl trehalose trehalohydrolase (MTHase, EC 3.2.1.141) catalyzes the release of trehalose by cleaving the α-1.4-glucosidic linkage next to the α-1.1-linked terminal disaccharide of maltooligosyl trehalose. Trehalose was synthesized from starch by the cooperative action of these two enzymes. Trehalose is of great interest in many industrial fields. Until now, many studies have been performed to develop effective methods of trehalose production. This research focused on screening strains bacteria were able to produce of trehalose from starch which is novel and economic method for trehalose production. We selected two strains that had MTSase and MTSase strong activity from ten strainsthat were isolated in Vietnam. / Maltooligosyl trehalose synthase (MTSase, EC 5.4.99.15) xúc tác cho phản ứng phân hủy maltooligosaccharide thành maltooligosyl trehalose bằng chuyển đổi glycosyl hóa nội phân tử sau đó maltooligosyl trehalose trehalohydrolase (MTHase, EC 3.2.1.141) thủy phân đặc hiệu maltooligosyl trehalose thành trehalose. Phương pháp sản xuất trehalose từ tinh bột bằng cách sử dụng MTSase và MTHase có tiềm năng ứng dụng trên quy mô lớn với một chi phí khả thi để có thể thương mại hóa sử dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Trong nghiên cứu này chúng tôi sàng lọc khả năng sản xuất trehalose của 10 chủng vi khuẩn từ đó chọn ra hai chủng có hoạt tính MTSase và MTHase xúc tác cho phản ứng tạo trehalose từ tinh bột tan.
19

Effect of fertilizer on lead (Pb) accumulation ability of Polygonum hydropiper L.

Chu, Thi Thu Ha, Nguyen, Phuong Hanh, Nguyen, Thi Hien, Ha, Thi Van Anh, Nguyen, The Cuong, Nguyen, Thi Thu Anh, Nguyen, Duc Anh, Dang, Van An, Vu, Van Tu 16 January 2019 (has links)
Polygonum hydropiper L. was cultivated on alluvial soil (Pb = 2.6 mg/kg, dry weight) and Pb contaminated soil (Pb = 1,380 mg/kg dry weight) without and with amendment of 2 g organic fertilizer/kg soil and 2.5; 5.0; 10.0 g NPK fertilizer/1kg soil. After 45 days of cultivation, the growth in height and biomass of P. hydropiper in Pb contaminated soil without amendment of fertilizer was lower than that in alluvial soil, but the Pb content in the above-ground part of the P. hydropiper was higher. In the formula 4, on Pb contaminated soil (Pb = 1,380 mg/kg dry weight), when amending 2 g of microbiological organic fertilizer + 5 g NPK fertilizer per 1 kg of soil (with the total nutrients amended were: N = 0.25, P2O5= 0.52, K2O = 0.15, and organic matter = 0.21 g/kg soil), growth of P. hydropiper was optimal (its height and biomass were up to 244.0% and 284.9% in comparison to that of before experiment) and their Pb extraction potential was promoted to the highest level among the formulae used. The average level of Pb accumulated in the above-ground part of P. hydropiper cultivated at formula 4 was 1,098.3 mg/kg dry weight (DW) after 45 days of cultivation that was 1.6 time higher than the one of formula 2 without fertilizer amendment (687.8 mg/kg DW). The potential of Pb extracted and stored in the above-ground part of P. hydropiper cultivated at formula 4 after 45 days was 479.2 g/ha that was 2.85 time higher than the one of formula 2 without fertilizer amendment (168.02 g/ha). / Nghể răm Polygonum hydropiper L. được trồng theo 5 công thức trên đất phù sa không ô nhiễm chì (Pb = 2,6 mg/kg khô) và đất ô nhiễm chì (Pb = 1380 mg/kg khô)không bón phân và có bón phân với các liều lượng 2 g phân hữu cơ vi sinh/1 kg đất và 2,5; 5,0; 10,0 g phân NPK /1 kg đất. Sau 45 ngày thí nghiệm trồng cây, tăng trưởng về chiều cao và sinh khối của cây trên đất ô nhiễm Pb không bón phân thấp hơn trên đất phù sa, nhưng hàm lượng Pb trong phần trên mặt đất của cây cao hơn. Ở công thức (CT) 4, trên đất ô nhiễm chì (Pb = 1380 mg/kg khô) khi bón phân với liều lượng 2 g hữu cơ + 5 g NPK/1 kg đất (với tổng hàm lượng dinh dưỡng được bón là: N = 0,25, P2O5= 0,52, K2O = 0,15, và chất hữu cơ = 0,21 g/kg đất) thì tăng trưởng của câynghể răm đạt tối ưu (chiều cao và khối lượng đạt 244,0 % và 284, 9% so với trước thí nghiệm) và tiềm năng hút thu Pb của chúng cũng được thúc đẩy cao nhất trong số các công thức được sử dụng. Lượng Pb trung bình tích lũy trong phần trên mặt đất của nghể răm ở CT 4 đạt 1.098,3 mg/kg khô sau 45 ngày trồng, cao gấp 1,6 lần so với cây ở công thức 2 không bón phân (687,8 mg/kg khô). Khả năng loại bỏ Pb từ đất ô nhiễm của nghể răm khi được bón phân ở CT4 đạt 479,2 g/ha sau 45 ngày trồng, cao gấp 2,85 lần so với cây ở CT 2 không bón phân (168,02 g/ha).
20

Design and creation of control board for drying equipment based on development of a soft self-tuning PID controller

Ngo, Thanh Binh 16 January 2019 (has links)
This article introduces a versatile control board design that can be used in many drying systems using direct heat transfer solutions in combination with static tray distribution based on development of a flexible self-tuning PID controller. The product is applied for a small oven drying solid waste samples or plant materials for further analysis of some parameters. The control board is built based on the Arduino embedded system using a flexible soft PID (Proportional–Integral–Derivative) controller that can automatically change its gains according to the required temperature thresholds to best meet the setpoint of temperatures. The system has a small steady-state error (SSE), fast response to the setpoints and keep stable with temperature deviation when reaching the required threshold around ± 0.5 0C. In addition, the controller board can operate in a variety of modes, including direct temperature operation, pre-set operation, and switching mode. / Bài báo này giới thiệu một thiết kế mạch điều khiển đa năng có thể áp dụng trong nhiều hệ thống sấy sử dụng các giải pháp truyền nhiệt trực tiếp kết hợp phân phối khí kiểu khay tĩnh trên cơ sở phát triển bộ điều khiển PID mềm tự chỉnh linh hoạt. Sản phẩm được ứng dụng cho một mô hình lò nhỏ sấy mẫu chất thải rắn hoặc mẫu thực vật phục vụ các nghiên cứu phân tích thành phần một số chất. Mạch điều khiển được chế tạo trên nền tảng hệ thống nhúng Arduino sử dụng bộ điều khiển PID mềm linh hoạt, có khả năng tự động thay đổi tham số theo ngưỡng nhiệt yêu cầu để đáp ứng nhiệt độ tốt nhất so với ngưỡng nhiệt độ đặt. Hệ thống có độ quá điều chỉnh nhỏ, nhanh đáp ứng tới các ngưỡng đặt và giữ ổn định với sai lệch nhiệt độ khi đạt ngưỡng yêu cầu trong khoảng ±10C. Ngoài ra, bộ điều khiển còn có thể hoạt động theo nhiều chế độ khác nhau, bao gồm hoạt động theo chế độ đặt nhiệt độ trực tiếp, hoạt động theo chu trình đặt trước, và chuyển chế độ hoàn toàn tự động.

Page generated in 0.0169 seconds