• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 136
  • 83
  • 4
  • Tagged with
  • 140
  • 140
  • 140
  • 140
  • 140
  • 11
  • 10
  • 9
  • 8
  • 8
  • 8
  • 8
  • 7
  • 7
  • 7
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
101

Enhancing insecticide activity of anacardic acid by intercalating it into MgAl layered double hydroxides nanoparticles: Research article

Nguyen, T. Nhu Quynh, Le, Van Anh, Hua, Quyet Chien, Nguyen, Tien Thang 09 December 2015 (has links)
MgAl layered double hydroxides nanoparticles (LDHs) are known as the useful materials in agrochemsitry. LDHs can be used as a bio-insecticide carrier to enhance insecticide’s activity efficiency. In our study, to improve the insecticide activity of anacardic acid, an extract from cashew nut shell liquid, we intercalated it MgAl layered double hydroxides nanoparticles. Different hybridization between anacardic acid and LDHs (37, 74, 148, and 296μg/mL) (L-As) were made and tested on the survivals of cutworms (Spodoptera litura). L-As or free anacardic acid was sprayed directly on the leaves mustard to feed cutworms or directly on the skin of cutworms. Our results showed that in all L-As treatments, the worm killing efficiency was higher than the free anacardic acid treatment. / Hạt nano lớp đôi hydroxides MgAl (LDHs) được biết đến như là những vật liệu hữu ích trong nông ngành hóa học nông nghiệp. LDHs có thể được dùng như là một loại chất mang cho thuốc trừ sâu sinh học để tăng cường hiệu lực diệt sâu. Trong nghiên cứu này, để tăng cường hiệu lực diệt sâu của anacardic acid, một loại hoạt chất được chiết từ dầu vỏ hạt điều, chúng tôi đã gắn chèn nó lên hạt nano lớp đôi hydroxides MgAl. Các nồng độ khác nhau của dạng lai của anacardic và LDHs (37, 74, 148 và 296μg/mL) (L-As) đã được kiểm tra tỷ lệ sống của ấu trùng sâu khoang (Spodoptera litura). Các nghiệm thức L-As và dạng anacardic acid tự do đã được phun lên lá rau cải ngọt cho ấu trùng sâu ăn hoặc phun trực tiếp lên da ấu trùng sâu. Kết quả cho thấy, tất cả các công thức có xử lý bằng L-As, hiệu lực diệt ấu trùng sâu đều cao hơn so với dạng anacardic acid ở trạng thái tự do.
102

Preliminary data on the aquatic invertebrate fauna of the Ma River, Thanh Hoa province: Research article

Ngo, Xuan Nam, Nguyen, Quoc Huy, Nguyen, Nguyen Hang, Pham, Thi Diep, Mai, Trong Hoang, Lai, Ngoc Ca, Dinh, Thi Hai Yen, Nguyen, Van Vinh, Le, Duc Giang, Nguyen, Quang Huy 09 December 2015 (has links)
A field survey for the invertebrate fauna conducted in the Ma River, Thanh Hoa province in 2013. The research applied multivariable analysis performed by the Primer v.6 software, such as CLUSTER, one-way ANOSIM, BEST and DIVERSE. The results showed a list of 138 aquatic invertebrate species. Of these, most were freshwater wide-distributing species coupled with others characterized for brackish and marine waters. The biodiversity status was quite high compared to several other rivers in the North of Vietnam. The list contained many economic-valued species and 2 of these were listed in the Red Data Book of Vietnam. The aquatic invertebrates showed a significant relation to the two different combinations of physiochemical factors for zooplanktons and zoobenthos, respectively. The values of the species number, abundance and Shannon-Weiner index for both of zooplanktons and zoobenthos showed a curved trend from the upper river segments to lower river segments. These figures for zooplanktons peaked in the middle river segments, whereas the numbers for zoobenthos achieved the highest numbers in the estuaries. The species composition of the estuaries differentiated significantly from that of other freshwater habitats. / Năm 2013 đã tiến hành một đợt điều tra khu hệ động vật không xương sống sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu sử các phân tích đa biến thông qua phần mền Primer v.6, bao gồm: CLUSTER, one-way ANOSIM, BEST và DIVERSE. Kết quả phân tích thu được 138 loài với thành phần loài chủ yếu là những loài nước ngọt thường gặp và phân bố rộng, ngoài ra còn có các loài đặc trưng cho nước lợ và mặn. Trong số các loài thu được, nhiều loài có giá trị kinh tế và 2 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Khu hệ động vật không xương sống sông Mã có quan hệ chặt với hai nhóm chỉ số thủy lý hóa học khác nhau, tương ứng cho động vật nổi và động vật đáy. Giá trị các chỉ số sinh học gồm số lượng loài, mật độ và Shannon-Weiner hồi quy theo đường cong phi tuyến từ thượng lưu tới hạ lưu; đạt giá trị cao nhất tại cửa sông đối với động vật đáy và vùng trung lưu với động vật nổi. Thành phần loài cửa sông khác biệt rõ rệt với thành phần loài các sinh cảnh nước ngọt khác.
103

Collection, conservation, exploitation and development of rice genetic resource of Vietnam: Short communication

Nguyen, Duc Bach, Tong, Van Hai, Nguyen, Van Hung, Phan, Huu Ton 09 December 2015 (has links)
Genetic resources are important for the development of every country and for humanity. Collection, conservation and reasonable utilization of genetic resource is required mission. Understanding the importance of genetic resource, especially rice germplasm, since 2001, Center for conservation and development of crop genetic resources (CCD-CGR) of Hanoi University of Agriculture (Vietnam National University of Agriculture) has been collected, conserved and evaluated rice germplasm from different provinces of Vietnam for breeding programs. So far, 1090 accessions of local rice of Vietnam have been collected. Evaluation of agronomic properties and screening of some important genes using DNA molecular markers have revealed that Vietnamese rice germplasm has high level diversity and containing important genes for quality and resistance for disease and pests. These genetic resources are potential materials for national breeding programs. Based on the collected germplasm, 3 new glutinous rice varieties have been successfully created with high yield and good quality. In addition, the degradation of local rice varieties is also a matter of concern. So far, 4 specialty rice varieties Deo Dang, Ble chau, Pu de and Khau dao have been successfully restored for the north provinces of Vietnam. The main results of this study are germplasms for rice breeding programs and new improved varieties that bring economic benefits to farmers and the country. / Nguồn gene là tài nguyên sống còn của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Vì vậy thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này có ý nghĩa rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn gen nhất là nguồn gen cây lúa, ngay từ đầu những năm 2000, Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gene cây trồng thuộc Trường Đại học nông nghiệp, nay là Học Viện nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu thập, lưu giữ, đánh giá và khai thác nguồn gene lúa. Kết quả đã thu thập, lưu giữ được 1090 mẫu giống lúa địa phương Việt Nam. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và phát hiện một số gene quy định các tính trạng chất lượng và kháng sâu bệnh bằng chỉ thị phân tử DNA. Đây là nguồn gene quan trọng cho chọn tạo giống. Dựa vào nguồn gene thu thập được, cho đến nay, Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gene cây trồng đã lai và chọn tạo được thành công 03 giống lúa nếp chất lượng cao. Ngoài ra, thoái hóa giống cũng là vấn đề đang được quan tâm. Cho đến nay 4 giống lúa đặc sản Đèo đàng, Ble châu, Pu đe và Khẩu dao đã được phục tráng và đưa vào sản xuất. Kết quả của những nghiên cứu này là ngân hàng các giống lúa làm nguồn gene để chọn tạo giống mới đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân và đất nước.
104

Biotechnological process of chitin recovery from shrimp waste using Lactobacillus plantarum NCDN4: Short communication

Le, Thanh Ha, Nguyen, Thi Ha 09 December 2015 (has links)
Chitin in shrimp waste is tightly associated with proteins, lipids, pigments and mineral deposits. Therefore, these source materials have to be pretreated to remove these components. For a long time, chemical process has been used widely for extraction of chitin from shrimp waste. The chemical process however led to severe environmental damage and low chitin quality. The biological process has been shown promising to replace the harsh chemical process to reduce the environment impact. In our previous study chitin recovery from sterilized shrimp waste by Lactobacillus plantarum NCDN4 was investigated. However in large scale it is uneconomical to sterilize the shrimp waste. For that reason, in this study the microbial process using Lactobacillus plantarum NCDN4 for chitin recovery from unsterilezed shrimp waste has been investigated. Factors affecting the demineralization by this strain such as inoculum size, glucose concentration, initial pH, NaCl concentration and fermentation time were investigated. It was found that when unsterilized shrimp waste fermented with 20% L. plantarum inoculum, 12,5% glucose, and pH 6 for 4 days at 30oC, 99. 28% emineralization and 48.65% deproteination could be achieved. The ash and protein content of fermented residues were 1.33% and 22.46% respectively. Compared to sterilized condition the efficiency of demineralization and deproteination was similar. / Chitin trong phế liệu tôm liên kết chặt chẽ với protein, sắc tố và khoáng. Do vậy để thu được chitin cần có các bước tiền xử lí để loại các thành phần không phải chitin ra. Phương pháp hóa học được sử dụng rộng rãi từ lâu để tiền xử lí chitin. Tuy nhiên do phương pháp hóa học gây hại cho môi trường và tạo ra chitin chất lượng thấp, các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu tìm ra các phương pháp thay thế. Phương pháp sinh học được xem là rất khả quan để thay thế phương pháp hóa học. Trong nghiên cứu trước của chúng tôi, quá trình lên men phế liệu tôm thanh trùng bằng Lactobacillus plantarum NCDN4 đã được nghiên cứu. Tuy nhiên việc thanh trùng phế liệu tôm không kinh tế. Trong nghiên cứu này quá trình lên men phế liệu tôm không thanh trùng bằng Lactobacillus plantarum NCDN4 đã được khảo sát. Các yếu tố như tỷ lệ giống, nồng độ đường glucose, nồng độ NaCl, pH ban đầu của môi trường lên men và thời gian lên men đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy ở điều kiện 20% giống theo thể tích, 12,5% dịch đường glucose, 2% muối theo khối lượng, pH ban đầu 6, sau 5 ngày lên men lượng khoáng và protein trong nguyên liệu giảm tương ứng 99.28% và 48.65%. Lượng khoáng và protein còn lại tương ứng 1.33% và 22.46% (tính theo trọng lượng khô). So với phế liệu tôm không thanh trùng, hiệu quả loại khoáng và protein là tương đương.
105

Application of EHD-enhanced drying technology: a sustainable approach for Vietnam’s agricultural product processing in the future: Review paper

Vu, Anh Tuan, Do, Thi Tam, Vu, Anh Ngoc, Pham, Van Lang, Feng, Feng Chyuan 08 December 2015 (has links)
Drying contributes a significantly important role in processing of agricultural products in Vietnam, particularly for high-value agricultural exports. Conventionally thermal-based drying techniques have remained critical disadvantages in term of enhancing product quality and process efficiency. The typical disadvantages include deterioration of organoleptic and nutritional properties, highenergy consumption, expensive costs yet low efficiency and hazards to environment change due to the consumption of fossil fuel sources. Electrohydrodynamics (EHD) drying technology has been demonstrated as an innovative solution for drying enhancement in various applications. This paper aims at an overview of the state-of-the-art EHD drying technology to enhance heat and mass transfer in agricultural drying processes. A case study is then presented to demonstrate an even better process efficiency, compared to the state-of-the-art EHD drying technology, and to shorten the gap “research-to-market”. Finally, this study shows obviously potential applications of this innovative technology in sustainable development of food and post-harvesting agricultural processing for Vietnam in the future. / Sấy khô đóng một vai trò quan trọng trong việc chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch tại Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản cao cấp phục vụ xuất khẩu. Các phương pháp sấy khô bằng nhiệt truyền thống tồn tại nhiều nhược điểm trong việc nâng cao hiệu quả sấy và bảo đảm chất lượng nông sản. Những nhược điểm nổi bật bao gồm: biến đổi thành phần hóa học và giảm giá trị dinh dưỡng của nông sản sau sấy do sử dụng nhiệt trong quá trình sấy, tiêu hao nhiên liệu lớn, chi phí nhiên liệu, lắp đặt và duy trì hệ thống sấy cao nhưng hiệu suất thấp và đặc biệt ảnh hưởng tới môi trường do sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ sấy cải tiến khíđiện động lực học (EHD) hiện tại đã cho thấy tiềm năng thay thế các phương pháp sấy truyền thống. Bài báo tập trung giới thiệu cơ chế sấy các sản phẩm nông sản bằng công nghệ EHD; qua đó tác giả giới thiệu một mô hình sấy đã chế tạo thành công cho hiệu quả thậm chí còn cao hơn các mô hình hiện tại, đồng thời dễ dàng triển khai trong ngành công nghiệp sấy khô nông sản. Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng ứng dụng to lớn của công nghệ EHD trong phát triển bền vững các quá trình sấy khô nông sản cao cấp tại Việt Nam trong tương lai.
106

Production of renewable biofuels and chemicals by processing bio-feedstock in conventional petroleum refineries

Vu, Xuan Hoan, Nguyen, Sura, Dang, Thanh Tung, Armbruster, Udo, Martin, Andreas 09 December 2015 (has links)
The influence of catalyst characteristics, i.e., acidity and porosity on the product distribution in the cracking of triglyceride-rich biomass under fluid catalytic cracking (FCC) conditions is reported. It has found that the degradation degree of triglyceride molecules is strongly dependent on the catalysts’ acidity. The higher density of acid sites enhances the conversion of triglycerides to lighter products such as gaseous products and gasoline-range hydrocarbons. The formation of gasolinerange aromatics and light olefins (propene and ethene) is favored in the medium pore channel of H-ZSM-5. On the other hand, heavier olefins such as gasoline-range and C4 olefins are formed preferentially in the large pore structure of zeolite Y based FCC catalyst (Midas-BSR). With both catalysts, triglyceride molecules are mainly converted to a mixture of hydrocarbons, which can be used as liquid fuels and platform chemicals. Hence, the utilization of the existing FCC units in conventional petroleum refineries for processing of triglyceride based feedstock, in particular waste cooking oil may open the way for production of renewable liquid fuels and chemicals in the near future. / Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng tích hợp sản xuất nhiên liệu sinh học và hóa phẩm từ nguồn nguyên liệu tái tạo sinh khối giầu triglyceride bằng công nghệ cracking xúc tác tấng sôi (FCC) trong nhà máy lọc dầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy xúc tác có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả chuyển hóa triglyceride thành hydrocarbon. Tính acid của xúc tác càng mạnh thì độ chuyển hóa càng cao và thu được nhiều sản phẩm nhẹ hơn như xăng và các olefin nhẹ. Xúc tác vi mao quản trung bình như H-ZSM-5 có độ chọn lọc cao với hợp chất vòng thơm thuộc phân đoạn xăng và olefin nhẹ như propylen và ethylen. Với kích thước vi mao quản lớn, xúc tác công nghiệp FCC dựa trên zeolite Y ưu tiên hình thành C4 olefins và các olefin trong phân đoạn xăng. Ở điều kiện phản ứng của quá trình FCC, triglyceride chuyển hóa hiệu quả thành hydrocarbon mà có thể sử dụng làm xăng sinh học cho động cơ và olefin nhẹ làm nguyên liệu cho tổng hợp hóa dầu.
107

A survey of traditional medicinal plants used by K’ho people in the buffer zone of Chu Yang Sin national park, Vietnam: Research article

Nguyen, Phuong Hanh, Luu, Dam Cu, Nguyen, Quoc Binh 09 December 2015 (has links)
This paper shows the results of asurvey on use of traditional medicinal plants of K’ho people who living in the buffer zone of Chu Yang Sin National Park, Central Highlands, Vietnam. Total of 66 medicinal plant species belonging to 61 genera, 40 families were recorded through semi-structured interviews, group discussions and from guides of field trips who are knowledgeable about medicinal plants. These medicinal plants used by K’ho people are documented with latin name, family, local name, parts used and medicinal uses. In generally, fresh medicinal plants are mainly boiled or decocted for drinking and leaves are parts most commonly used. The results of this study showed that K’ho people still depend heavily on medicinal plants to treat diseases such as headache, fever, malaria, diarrhea, fractures, sprains and arthritis. / Bài báo này đề cập kết quả khảo sát cách sử dụng cây thuốc truyền thống của người K’ho sống ở vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Việt Nam. Tổng số 66 loài cây thuốc thuộc 61 chi, 40 họ đã được ghi nhận thông qua quá trình phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm và từ những người dẫn đường đi thu mẫu có am hiểu về cây thuốc. Những cây thuốc truyền thống của dân tộc K’ho được tư liệu hóa gồm tên latin, tên phổ thông, bộ phận sử dụng và cộng dụng. Nhìn chung, dược liệu tươi được dùng đun hoặc sắc để uống là chủ yếu và lá là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng đồng K’ho vẫn phụ thuộc vào cây thuốc để chữa trị một số bệnh như đâu đầu, sốt, sốt rét, ỉa chảy, lị, gãy xương, bong gân và thấp khớp.
108

Biomass and carbon stocks of the natural forests at Me Linh biodiversity station, Vinh Phuc province, Vietnam: Research article

Dang, Thi Thu Huong, Do, Huu Thu 09 December 2015 (has links)
Biomass and carbon stock of the natural forests in Vietnam are still not clear due to limitation of knowledge and financial. In this paper, the results of estimating biomass and carbon stocks of the natural forests at Me Linh Biodiversity Station are shown. There are two forest types in this study: the forest vegetation restored after shifting cultivation (vegetation type I) and the forest vegetation restored after clear cutting exploitation (vegetation type II). As the results, the estimated biomass of the forest vegetation restored after shifting cultivation is 86.80 ton.ha-1 and the estimated biomass of the forest vegetation restored after clear cutting exploitation is higher, about 131.59 ton.ha-1. The carbon stock in plants was about 43.40 ton.ha-1 of vegetation type I and 65.79 ton.ha-1 of vegetation type II. The carbon storage in soil of vegetation type I is 79.01 ton.ha-1 and vegetation type II is 99.65 ton.ha-1. Hence, the total of carbon stock in forest vegetation I and II are accounted by 122.41ton.ha-1 and 165.44 ton.ha-1, respectively. In general, it can be pointed out that the naturally recovering secondary forest at Me Linh Station is the secondary young forest with the low economic value due to shortly restored process (about 10-20 years), the flora is not rich and abundant, and there are only commonly pioneer and light demanding tree species. / Sinh khối và trữ lượng các bon của rừng tự nhiên ở Việt Nam vẫn ít được quan tâm của do hạn chế về kiến thức và tài chính. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra kết quả của việc ước lượng sinh khối và tổng hợp các bon của các thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc- Việt Nam, nơi có loại hình thảm thực vật chính, đó là thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy (kiểu thảm thục vật I) và thảm thực vật phục hồi sau khai thác kiệt (kiểu thảm thực vật II) nhằm mục đích đánh giá tiềm năng của rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu. Sinh khối của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy là 86,80 tấn/ha. Sinh khối của thảm thực vật phục hồi sau khai thác cao hơn, đạt 131.59 tấn/ha. Lượng các bon hấp thu trong đất của thảm thực vật I là 79,01 tấn/ha và thảm thực vật II là 99,65 tấn/ha. Như vậy, tổng lượng các bon được hấp thu trong mỗi loại hình thảm thực vật trên là: 122,41 tấn/ha (thảm thực vật I) và 165,14 tấn/ha. Nhìn chung, rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng Mê Linh chủ yếu là rừng non thứ sinh, ít có giá trị kinh tế do quá trình phục hồi diễn ra ngắn (khoảng 10-20 năm) nên thành phần thực vật nghèo nàn, không phong phú, thành phần chính chủ yếu là các cây gỗ tiên phong, ưa sáng.
109

Feasibility assessment of anaerobic digestion technologies for household wastes in Vietnam

Rodolfo, Daniel Silva, Le, Huang Anh, Koch, Konrad 17 August 2017 (has links)
Anaerobic digestion technologies have been utilized in Vietnam for more than 30 years with thousands of domestic small scale plants, mostly for agricultural and livestock wastes. For municipal solid waste (MSW) the development of biogas plants is far below the current high waste generation rates. The aim of this paper is to present the results of a feasibility assessment of implementing AD to treat the organic fraction of municipal solid waste (OFMSW) in Vietnam. For this purpose, an environmental analysis was performed comparing three treatment scenarios: two hypothetical AD technologies (a wet and a dry fermentation system) and the existing industrial composting facility at Nam Binh Duong Waste Treatment Complex in South Vietnam. This study sought for the technology to recover the most possible resources and energy from the OFMSW, and reduce greenhouse gas (GHG) emissions. The results were then combined with a policy review to support a holistic approach on the feasibility of these technologies in Vietnam. The outcome indicates that by implementing the dry AD system, up to 16.7 GWh of power and 14.4 GWh of heat energy can be generated annually and it can potentially save up to 5,400 Mg of CO2 equivalent per year, presenting the highest resource/energy benefits. The performance of the wet system and composting facility present some advantages particularly if there is a previous segregation of the organic material from the rest of the household wastes. Moreover, current reforms in Vietnam demonstrate the government’s interest in AD technologies, translated into the development of fiscal and financial revenues which incentivize participation from the public and private sector. Finally, these technologies are constantly under development and have the potential to be further improved, which gives hopes that waste treatment systems can be optimized to meet the waste and energy challenges of the future generations. / Phương pháp lên men kị khí đã được áp dụng tại Việt Nam từ hơn 30 năm nay với hàng nghìn các công trình nhỏ chủ yếu xử lý chất thải nông nghiệp và chăn nuôi. Sự phát triển hiện nay của các nhà máy sinh khí biogas còn quá ít cho xử lý lượng phát thải cao rác thải đô thị. Bài báo này trình bày các kết quả việc đánh giá tính khả thi khi áp dụng công nghệ lên men kị khí xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị tại Việt Nam. Với mục đích này, phân tích môi trường được thực hiện để so sánh ba kịch bản xử lý: hai công nghệ lên men kị khí giả định (một cho công nghệ lên men ướt và một cho công nghệ lên men khô) và nhà máy hiện hữu lên men hiếu khí làm phân bón compost tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương ở miền Nam Việt Nam. Nghiên cứu này tìm kiếm giải pháp công nghệ để thu hồi nhiều nhất có thể các tài nguyên và năng lượng từ rác thải đô thị và và giảm phát thải khí nhà kính. Các kết quả sau đó được kết hợp với đánh giá chính sách để hỗ trợ cách tiếp cận toàn diện về tính khả thi của các công nghệ này vào Việt Nam. Kết quả cho thấy áp dụng công nghệ lên men kị khí khô có thể tạo ra đến 16,7 GWh điện năng và 14,4 GWh nhiệt năng hàng năm và có khả năng làm giảm đến 8,000 Mg CO2 tương đương mỗi năm, thể hiện lợi ích cao nhất giữa tài nguyên và năng lượng. Hiệu suất của hệ thống lên men kị khí ướt và lên men hiếu khí thể hiện một số lợi thế đặc biệt khi nguyên liệu hữu cơ cho quá trình lên men được tiền phân loại ra khỏi hỗn hợp rác sinh hoạt. Hơn nữa, các đổi mới hiện nay ở Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến các công nghệ lên men kị khí, thể hiện qua sự tăng trưởng tài chính và doanh thu để khuyến khích sự tham gia của khu vực công và tư nhân. Chắc chắn rằng các công nghệ sẽ liên tục được phát triển và có khả năng được cải tiến tốt hơn, mang đến cho chúng ta những hy vọng rằng các hệ thống xử lý chất thải được tối ưu hóa để đáp ứng được các thách thức về chất thải và năng lượng của các thế hệ tương lai.
110

Cobia cage culture distribution mapping and carrying capacity assessment in Phu Quoc, Kien Giang province: Research article

Nguyen, Thi Hong Diep, Wenresti, Glino Gallardo, Nitin, Kumar Tripathi, Truong, Hoang Minh 14 November 2013 (has links)
Cobia fish cage is the most popular marine culture species raised in Phu Quoc Island, Vietnam. For its sustainable development, there is a need to determine the carrying capacity to avoid nega-tive marine environmental impact in the future. This study was carried out to collect water samples each two months at the lowest and highest tides at four points around the farming area in Rach Vem, Phu Quoc Island, Kien Giang Province from February to October 2011. Water quality in cobia cage culture was surveyed to assess the environmental status of coastal aquaculture areas including seven parameters such as DO, COD, BOD, TSS, TN, TP and Chlorophyll-a. These parameters are suitable to rear cobia fish cage in this area. Nitrogen and phosphorus are considered as the principal nutrients produced by the cobia fish farm and affecting water environment. This study found that the carrying capacity for fish cage farming in the area is 290.96 to 727.81 tons (based on total nitrogen) and 428.64 to 1,383.88 tons (based on total phosphorus) from February to Au-gust 2011. The maximum number of cobia cages should be, based on total nitrogen, from 64 to 266 and, based on total phosphorus, from 94 to 253. Moreover, this study examined the possibility of remote sensing and geographic information system (GIS) technique based on Object-based Image Analysis (OBIA) method by THEOS imagery for mapping of cage culture facilities and detect the location for cobia cage culture in study area. / Cá bớp nuôi lồng bè là một trong những loài cá nuôi phổ biến khu vực ven biển Phú Quốc, Việt nam. Nhằm phát triển bền vững vùng ven biển, đề tài thực hiện đã xác định và đánh giá hiện trạng môi trường nước và sức tải môi trường của nghề nuôi cá bớp lồng bè ở đảo Phú Quốc. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc thu mẫu môi trường nước mỗi 2 tháng theo mức nước triều cao nhất và thấp nhất tại 4 điểm quanh khu vực nuôi tại ấp Rạch Vẹm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ tháng 02-10/2011. Chất lượng nước khu vực nuôi thủy sản cũng được khảo sát với 7 chỉ tiêu gồm DO, COD, BOD, TSS, TN, TP, Chlorophyll-a. Các thông số chất lượng môi trường này phù hợp nuôi cá bớp tại khu vực nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Trong nghiên cứu này, đạm và lân là 2 thông số được sử dụng để tính toán sức tải môi trường. Sức tải môi trường được tính toán cho khu vực nuôi cá bớp dao động khoảng từ 290.96 tấn đến 727.81 tấn (tính trên hàm lượng đạm tổng số) và từ 428,64 tấn đến 1.383,88 tấn (tính trên hàm lượng lân tổng số) trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2011. Số lượng tối đa lồng bè nuôi cá bớp khoảng từ 64 đến 266 (đạm tổng số) và từ 94 đến 253 (lân tổng số) dựa vào phân tích hồi quy tương quan. Bên cạnh đó, công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng bằng cách sử dụng ảnh THEOS để xác định vị trí và phân bố không gian khu vực nuôi cá lồng bè dựa trên phương pháp phân tích đối tượng theo hướng (OBIA).

Page generated in 0.1676 seconds