• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 167
  • 98
  • 25
  • 13
  • 9
  • 7
  • 2
  • 2
  • 1
  • 1
  • 1
  • Tagged with
  • 359
  • 200
  • 132
  • 132
  • 132
  • 61
  • 56
  • 50
  • 49
  • 48
  • 47
  • 46
  • 44
  • 44
  • 43
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
231

Surface Water Quality Assessment Using Phytoplankton and Zoobenthos: A Case Study at Bung Binh Thien, An Giang Province, Vietnam

Nguyen, Thanh Giao 15 May 2020 (has links)
The study aimed to evaluate water quality at Bung Binh Thien Lake, An Giang Province, Vietnam using Shannon-Wiener species diversity index (H’) and associated average score per taxon (ASPT) calculated from composition of phytoplankton and zoobenthos. The water quality index (WQI) was used as the reference for the quality of surface water. The samples of surface water quality, phytoplankton, and zoobenthos were simultaneously collected at 11 sites in the dry season. The results showed that WQI (57-88) classified water quality from good to medium, H’ calculated using phytoplankton species (1.12-2.71) presented water quality from medium to bad whereas, (H'z) calculated (0 to 2.07) and ASPT (2-4.21) calculated from zoobenthos species divided water quality from bad to very bad. The findings revealed that assessing water quality should not totally only relied on diversity indices (H’, ASPT) but also carefully consider compositions of phytoplankton and zooplankton. In addition, interpretation of the biodiversity indices for water quality examination should involve the experts in the relevant fields. / Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước tại hồ Bung Binh Thiên, tỉnh An Giang, Việt Nam sử dụng chỉ số đa dạng loài Shannon-Wiener (H’) và chỉ số tính điểm trung bình bình theo họ (ASPT) được tính từ thành phần của phiêu sinh thực vật và động vật đáy. Chỉ số chất lượng nước (WQI) được sử dụng tham chiếu cho chất lượng nước mặt. Các mẫu chất lượng nước mặt, phiêu sinh thực vật thực vật và động vật đáy được thu đồng thời tại 11 địa điểm trong mùa khô. Kết quả cho thấy WQI (57-88) phân loại chất lượng nước từ tốt đến trung bình, H’p được tính dựa vào các loài phiêu sinh thực vật (1.12-2.71) thể hiện chất lượng nước từ trung bình đến xấu trong khi, H’z (0- 2.07 ) và ASPT (2-4,21) được tính toán từ các loài động vật đáy phân loại chất lượng nước từ xấu đến rất xấu Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá chất lượng nước không chỉ hoàn toàn dựa vào các chỉ số đa dạng (H’, ASPT) mà còn xem xét cẩn thận thành phần loài của phiêu sinh thực vật và động vật đáy. Ngoài ra, việc giải thích các chỉ số đa dạng sinh học nhằm tra chất lượng nước cần có sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.
232

Linking land subsidence to soil types within Hue city in Central Vietnam

Braun, Andreas, Hochschild, Volker, Pham, Gia Tung, Nguyen, Linh Hoang Khanh, Bachofer, Felix 15 May 2020 (has links)
Coastal areas of Southeast Asia are progressively threatened by flooding as a consequence of more frequent precipitation extremes and rising sea levels. Especially urban areas are affected by flood risk which is additionally increased by surface subsidence related to building activities and groundwater extraction. However, the severity of subsidence as well as its triggers and environmental interrelations are only little understood. This study measures surface subsidence for Hue city by using persistent scatterer radar interferometry (PS-InSAR). A series of 53 images acquired by the Sentinel-1 radar satellite between 2018 and 2019 was analyzed to reliably retrieve surface changes at the millimeter scale. The overall displacement ranges between -25 and +10 millimeters per year. Its spatial distribution was then compared to the extent of different soil types in the study area to conduct an analysis of variance (ANOVA). The results confirmed a significant difference between the soil types with Plinthic Acrisols as the soil type having the largest negative average surface velocity. Possible triggers are the intrusion of slack water from the surrounding rice cultivation areas and construction activities which lead to increasing weight and soil compaction. The findings shall raise awareness for the topic and underline the demand for further research. / Mưa lớn và nước biển dâng là những nguyên nhân gây lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở các khu vực ven biển Đông Nam Á. Đặc biệt việc gia tăng công trình xây dựng và khai thác nước ngầm gây sụt lún bề mặt dẫn đến ngập lụt ở các vùng đô thị. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối tương quan giữa sụt lún bề mặt với các hiện tượng môi trường chưa được chú trọng nhiều. Trong nghiên cứu này, độ lún bề mặt của thành phố Hue được đo bằng phương pháp giao thoa radar tán xạ liên tục (PS-InSAR). Phân tích 53 ảnh vệ tinh Sentinel-1 từ năm 2018-2019 cho thấy sự thay đổi tổng thể bề mặt dao động từ -25mm đến 10mm mỗi năm. Phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy sự thay đổi bề mặt khác nhau tùy từng loại đất, trong đó đất đỏ vàng (Plinthic Acrisols) có tốc độ sụt lún trung bình cao nhất. Các tác nhân có thể là do sự xâm nhập của nước từ các vùng trồng lúa xung quanh và các hoạt động xây dựng dẫn đến tăng trọng lượng và nén đất. Những phát hiện này là cơ hội nâng cao nhận thức về sự sụt lún bề mặt và cần được nghiên cứu thêm.
233

Studying the impact factors of climate change on agricultural land use in Phong Dien district, Thua Thien Hue province

Nguyen, Van Binh, Ho, Nhat Linh 29 December 2021 (has links)
Many factors influence agricultural land, in particular, climate change show the most significant and serious effect on agricultural land in Phong Dien district. This study applied Binary Logistic analysis, using the SPSS software, on data collected through state agencies, fieldwork and interviews. The study has identified the impact of climate change on agricultural land by several factors; the most significant influence is derived from temperature and other extreme weather factors. In addition, the elements of rainfall, wind, and cold air also have a substantial impact on agricultural land causing serious consequences such as damage, loss of construction quality, overload of water supply and drainage systems, landslides, damage to infrastructure systems, etc. Some adaptive solutions to counteract the effects of climate change on agricultural land include changing crop structure, upgrading facilities, raising awareness of officials, and peo-ple about climate change. / Công tác sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng nhất đối với việc sử dụng đất nông nghiệp nói chung và trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng. Nghiên cứu đã sử dụng phân tích Binary Logistic trên phần mềm SPSS từ các số liệu thu thập được qua các cơ quan nhà nước, thực địa, phỏng vấn. Từ đó, nghiên cứu đã xác định được tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp thông qua các yếu tố: Gây ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố nhiệt độ và yếu tố cực đoan khác; ngoài ra, các yếu tố lượng mưa, chế độ gió và không khí lạnh cũng tác động không nhở vào việc sử dụng đất nông nghiệp . Các yếu tố này gây ra các hậu quả nghiêm trọng như làm hư hại, giảm chất lượng công trình, làm quá tải hệ thống cấp thoát nước, làm sạt lở, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng… Nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp thích ứng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất nông nghiệp như thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về biến đổi khí hậu.
234

Optimization of culture medium for the cultivation of Actinoplanes sp. mutant strains and purification of acarbose: Research article

Nguyen, The Dương, Le, Thanh Hoang, Do, Thi Tuyen 24 August 2017 (has links)
In order to improve the production of acarbose, the fermentation medium of acarbose-producing strain Actinoplanes sp. KCTC 9161 – L14 mutant was optimized in this internship. Fractional factorial design was employ to investigate the influences of glucose, maltose and corn power on acarbose production (by a-glucosidase inhibitory ability). Two significant factors: glucose and maltose have significant and positive effects on acarbose amount. In addition, a model was obtained from the regression results of fractional factorial experiment. Other success, we demonstrated that chromatography by active charcoal column can used to purify acarbose from fermentation broth. Acarbose amount in purification solution was 191.5 g/L and an acarbose - purification process was inducted. / Nhằm mục đích nâng cao khả năng sinh tổng hợp hoạt chất acarbose từ chủng đột biến Actinoplanes sp. KCTC 9161-L14, môi trường lên men của chủng dùng để sản xuất acarbose đã được tối ưu hóa. Một phần mềm thiết kế đã được thiết lập để khảo sát ảnh hưởng của glucose, maltose và bột ngô đến khả năng sản xuất acarbose (thông qua hoạt tính ức chế a-glucosidase). Kết quả đã cho thấy, hai yếu tố glucose và maltose có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh tổng hợp acarbose. Một phương trình đã được hình thành từ kết quả tối ưu. Bên cạnh đó, chúng tôi đã chứng minh được cột sắc ký sử dụng than hoạt tính có thể tinh sạch acarbose từ dịch lên men. Hàm lượng acarbose trong dung dịch tinh sạch đạt 191,5 g/l và một quy trình tinh sạch acarbose được đề xuất.
235

Study on the possibility of using microorganisms as biological agents to control fungal pathogens Neoscytalidium dimidiatum causing disease of brown spots on the dragon fruit: Research article

Luong, Huu Thanh, Nguyen Kieu, Bang Tam, Vu, Thuy Nga, Ha, Thi Thuy, Tong, Hai Van, Hua, Thi Son, Nguyen, Ngoc Quynh, Nguyen, Thi Hang Nga 24 August 2017 (has links)
Research and application of microbial control of brown spot disease on the dragon fruit caused by fungi Neoscytalidium dimetiatum have important implications towards the safe and sustainable dragon fruit production. In this article, the research team has identified two strains of microorganisms capable of inhibiting fungi Neoscytalidium dimitiatum denoted A3, B7. Classification results determined that A3 belongs to Actinomyces group 3 with similarities of 100% (1500/1500 bp) with 16S rDNA segment of Streptomyces fradiae; B7 with similarities of 100% (1414/1414 bp) with 16S rDNA segment of bacteria Bacillus polyfermenticus and ensure biosafety when released into the environment. / Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật kiểm soát bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimetiatum gây ra có ý nghĩa quan trọng hướng tới ngành sản xuất thanh long an toàn và bền vững. Trong bài viết này nhóm nghiên cứu đã xác định được hai chủng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimitiatum cao kí hiệu là A3, B7. Kết quả phân loại xác định chủng A3 thuộc nhóm xạ khuẩn 3 tương đồng 100% (1500/1500 bp) với đoạn 16S rDNA của Streptomyces fradiae; chủng B7 tương đồng 100% (1414/1414 bp) với đoạn 16S của vi khuẩn Bacillus polyfermenticus và đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra môi trường.
236

The effect of turning frequency on methane generation during composting of anaerobic digestion material: Research article

Nguyen, Thanh Phong, Cuhls, Carsten 24 August 2017 (has links)
Methane (CH4) is included in the direct greenhouse gases listed in the Kyoto protocol. The composting of anaerobic digestion (henceforth AD) material is a source of CH4. CH4 is the major contributor to overall CO2 emissions. Therefore, it is important to know the formation of this gas from different stages and substrates of the composting process. This study investigated CH4, CO2 and O2 profiles in two open-windrows in composting plants treating AD material. One composting windrow was turned one a week; whereas another was turned twice a week using a special windrow turner. To assess the gaseous formation in the composting windrows, CH4, CO2 and O2 volume concentrations were measured at different depths. Active aeration has been considered as a method to reduce CH4 generation during composting. However, our results showed that frequent turned windrow generated more CH4 than less turned windrow. The highest CH4 concentrations were found at a depth of 1 m, and were 45% and 37% for 2 times a week turned windrow and 1 time a week turned windrow respectively. Gas concentrations of CH4, O2 and CO2 in both windrows differed. Concentrations of CO2 and CH4 increased with depth, whereas concentration of O2 decreased from the surface to the lowest point. The O2 and CO2 are important factors in determining whether the windrows are anaerobic or aerobic. / Khí mê tan (CH4) là một trong những khí nhà kính được liệt kê trong nghị định thư Kyoto. Quá trình ủ phân compost từ các chất thải của hầm ủ biogas là nguồn phát sinh loại khí này. Khí mê tan đóng góp chủ yếu trong tổng lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển. Do đó, những hiểu biết về quá trình hình thành loại khí này trong các giai đoạn khác nhau của quá trình ủ phân compost từ chất thải hầm ủ biogas là rất quan trọng. Nghiên cứu này tìm hiểu sự phát thải khí CH4, CO2 và O2 trong 2 luống ủ ngoài trời tại các nhà máy xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp kỵ khí. Luống ủ 1 được đảo trộn một lần một tuần trong khi luống ủ số 2 được đảo trộn 2 lần 1 tuần. Để đo đạc lượng khí phát thải từ các luống ủ phân compost, nồng độ các khí CH4, CO2 và O2 được đo ở các độ sâu khác nhau. Việc cung cấp khí oxy được coi như là một biện pháp để làm giảm sự hình thành khí mê tan. Tuy nhiên, kết quả đo đạc của chúng tôi chứng minh rằng việc đảo trộn thường xuyên phát thải nhiều khí mê tan hơn ít đảo trộn. Nồng độ khí mê tan cao nhất 45% và 37% đo được ở khoảng cách 1m từ bề mặt đối với luống ủ đảo trộn hai lần và một lần. Nồng độ các khí CH4, CO2 và O2 khác nhau ở hai luống trong thí nghiệm. Nồng độ khí CH4 và CO2 tăng theo độ sâu, trong khi O2 giảm theo độ sâu. Nồng độ khí CO2 và O2 đóng vai trò quyết định luống ủ được cung cấp đủ oxy cho quá trình phân hủy hiếu khí hay không.
237

Detrimental impacts of toxic Microcystis aeruginosa from Vietnam on life history traits of Daphnia magna: Research article

Vo, Thi My Chi, Pham, Thanh Luu, Dao, Thanh Son 24 August 2017 (has links)
In this study, we tested the long-term and negative effects of microcystin-producing cyanobacterium Microcystis aeruginosa from Vietnam on Daphnia magna under the laboratory conditions. The test organisms were fed with mixtures of green alga Scenedesmus armatus. and toxic M. aeruginosa at different ratios (10% Microcystis + 90% Scenedesmus, 50% Microcystis + 50% Scenedesmus, 100% Microcystis, and 100% Scenedesmus) for over a period of 21 days. The life history traits of the organisms such as, survival, maturation, fecundity were daily recorded. Besides, the intrinsic population rate of D. magna in each treatment was also calculated based on the survivorship, the reproductive age and the clutch size of the animals. The results showed that survival, maturation and reproduction of the D. magna fed with 10, 50 and 100% M. aeruginosa was impaired. Additionally, the intrinsic population rate of the exposed D. magna was lower than that of the control. This study evidenced the adverse effects of toxic M. aeruginosa on both the individual and intrinsic population levels of D. magna. To our knowledge, this is the first report on the chronically detrimental impacts of toxic M. aeruginosa isolated from Vietnam on D. magna and contributed the scientific information on the severe influences of toxic cyanobacteria world wide. / Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng xấu mãn tính của loài vi khuẩn lam Microcystis aeruginosa có khả năng sản sinh độc tố microcysin từ Việt Nam lên Daphnia magna trong điều kiện phòng thí nghiệm. Sinh vật thí nghiệm được cho ăn với hỗn hợp tảo lục Scenedesmus armatus và M. aeruginosa có độc ở các tỷ lệ khác nhau (10% Microcystis + 90% Scenedesmus, 50% Microcystis + 50% Scenedesmus, 100% Microcystis, và 100% Scenedesmus) trong thời gian 21 ngày. Các đặc điểm vòng đời của sinh vật bao gồm sức sống, sự thành thục, sức sinh sản được theo dõi hàng ngày. Bên cạnh đó, tỷ lệ phát triển quần thể của D. magna trong từng lô thí nghiệm cũng được tính toán dựa vào sức sống, tuổi sinh sản và kích cỡ sinh sản của sinh vật. Kết quả cho thấy, sức sống, tuổi thành thục và sự sinh sản của D. magna cho ăn với 10, 50 và 100% M. aeruginosa bị ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, tỷ lệ phát triển quần thể của D. magna trong lô phơi nhiễm thấp hơn so với đối chứng. Nghiên cứu này chứng minh ảnh hưởng xấu của M. aeruginosa có độc lên cả hai mức độ cá thể và quần thể của D. magna. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo đầu tiên về ảnh hưởng xấu mãn tính của M. aeruginosa có độc phân lập từ Việt Nam lên D. magna and đóng góp thêm thông tin khoa học cho những ảnh hưởng nghiêm trọng của vi khuẩn lam có độc trên khắp thế giới.
238

Selection of salt tolerant embryogenic line in Jatropha curcas L., which has potentiality of biodiesel: Research article

Do, Dang Giap, Tran, Dieu Thai, Tran, Trong Tuan, Nguyen, Thi Huyen Trang, Nguyen, Thi Kim Phuc, Duong, Duc Hieu 24 August 2017 (has links)
The embryogenic calli were grown on MS medium containing NaCl with concentrations from 50 to 300 mM. After 2 weeks of culture, salinity tolerance threshold was identified at 150 mM NaCl. Higher concentrations of NaCl stimulated a significant reduction in the calli survival rate and the highest rate was 78.67% at 50 mM. After subculturing callus to the embryo culture medium containing NaCl, the growth and embryogenesis were not affected at the concentrations of 50 – 100 mM. Especially, at 50 mM NaCl the embryogenesis rate reached 83.33%. In contrast, 150 mM NaCl inhibited the somatic embryogenesis. After 4 weeks, culturing somatic embryos on medium MS with addition of 0.07 mg/l spermidin at 50 – 100 mM NaCl, the embryogenesis was considered good and embryos developed through several stages: globular, heart, torpedo and cotyledonary. However, at 150 mM NaCl the globular stage appeared in the culture process. The process of morphohistology and using dye carmine – iod and acridine orange observed the structure of generative callus and embryos at several stages. / Mô sẹo có khả năng phát sinh phôi được nuôi cấy trong môi trường có chứa muối NaCl với nồng độ thay đổi từ 50 – 300 mM. Sau 2 tuần nuôi cấy, chúng tôi xác định được ngưỡng chịu mặn của mô sẹo có khả năng sinh phôi cây Cọc rào là 150 mM. Nồng độ muối NaCl càng cao thì tỷ lệ sống của mô sẹo giảm dần và đạt giá trị cao nhất là 78,67% tại nồng độ 50 mM NaCl. Khi chuyển mô sẹo sang môi trường phát sinh phôi có chứa muối NaCl với nồng độ thay đổi, chúng tôi thấy ở nồng độ muối NaCl 50 – 100 mM không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát sinh phôi, đặc biệt là tại nồng độ 50 mM NaCl giúp kích thích sự hình thành phôi từ mô sẹo với tỷ lệ hình thành phôi đạt 83,33%. Ngược lại, nồng độ từ 150 mM NaCl gây ức chế quá trình hình thành phôi soma từ mô sẹo. Tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của muối đến khả năng phát triển và nảy mầm của phôi soma. Ghi nhận kết quả sau 4 tuần nuôi cấy phôi soma trong môi trường MS có bổ sung 0.07 mg/l spermidin, tại nồng độ 50 – 100 mM NaCl khả năng hình thành phôi tốt và phôi phát triển qua các giai đoạn phôi hình cầu, hình tim, hình thủy lôi và hình lá mầm. Đặc biệt ở nồng độ 50 mM số lượng phôi lá mầm đạt giá trị cao với 13,33 phôi. Nồng độ muối NaCl 150 mM chỉ xuất hiện phôi hình cầu trong suốt thời gian nuôi cấy. Quá trình giải phẫu hình thái phôi và sử dụng thuốc nhuộm 2 màu carmin – iod và acridine orange đã cho thấy rõ hơn về cấu trúc mô sẹo có khả năng sinh phôi và phôi hình thái.
239

Influence of elevations on woody tree species diversity in Nam Kar Natural Reserve of Daklak province, Vietnam

Nguyen, Thi Thanh Huong, Chau, Thị Nhu Quynh 11 December 2018 (has links)
This paper describes the influence of elevation on woody tree species diversity in Nam Kar Natural Reserve of Daklak, of which remote sensing and GIS techniques were used as the tools in biodiversity inventory and assessment. The whole Reserve area was divided into four elevation classes based on DEM (Digital Elevation Model) using GIS technique. Landsat 8 satellite image was employed to stratify the forest into the four strata. A total of 4 transect lines of 100 m in length and 20 m in width (abbreviated as H1, H2, H3, and H4) established in east-west direction representing for 4 elevation classes was used for surveying biodiversity and stand structure. The different diversity indices were compared among the different elevation classes. The relationships between reflectance value of satellite image, forest strata with biodiversity indices were also analysed. The result shows that the diversity of woody tree species is different among elevation classes. Based on sample plots a total of 135 tree species belonging to 42 genera was found in this area. Although a low inverse correlations were found between number of species composition, basal area, and tree density with DNs, most correlation was statistically insignificant 95%. However, a medium relation between forest strata and number of species composition were found with correlation coefficient r = 0.53 (P<0.00) in the area. / Nghiên cứu này đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar theo các cấp độ cao khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh và kỹ thuật GIS để hỗ trong trong việc điều tra và đánh giá đa dạng sinh học. Toàn bộ khu bảo tồn được chia thành 4 cấp độ cao dựa vào mô hình số độ cao (DEM) được thực hiện bằng kỹ thuật GIS. Ảnh Landsat 8 đã được sử dụng để phân chia rừng thành 4 khối trạng thái. Có 4 ô tiêu chuẩn dạng dải có kích thước 100m chiều dài và 20m chiều rộng được đặt ở từng đai cao (viết tắt là H1, H2, H3, và H4) theo hướng cố định Đông – Tây để điều tra đa dạng sinh học và cấu trúc lâm phần của thực vật thân gỗ ở từng đai cao. Các chỉ số đa dạng sinh học đã được so sánh trong từng cấp độ cao. Mối quan hệ giữa giá trị ảnh, hiện trạng rừng với các chỉ số đa dạng cũng được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về đa dạng loài thực vật thân gỗ theo từng đai cao. Dựa vào ô mẫu nghiên cứu cũng đã ước tính có 135 loài thuộc 42 chi có trong vùng nghiên cứu. Một số đặc điểm lâm phần như thành phần loài, tiết diệt ngang bình quân và mật độ cây có mối tương quan nghịch với giá trị ảnh vệ tinh tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Tuy vậy nghiên cứu cho thấy có mối tương quan tương quan khá chặt giữa số loài và các khối hiện trạng rừng với hệ số tương quan là 0.53 ở mức P<0.00.
240

Preliminary investigations of organic pollution in water environment of some urban lakes in Hanoi city, Vietnam

Nguyen, Bich Thuy, Nguyen, Thi Bich Ngoc, Duong, Thi Thuy, Le, Thi My Hanh, Pham, Quoc Long, Le, Duc Nghia, Le, Thi Phuong Quynh 11 December 2018 (has links)
Lakes in Hanoi play an important role in local human life. However, along with the economic and social development, some urban lakes have been polluted, especially organic pollution. This paper presents the monthly survey results for organic pollution assessment of ten selected lakes in Ha Noi city: the Ho Tay, Truc Bach, Thien Quang, Ba Mau, Bay Mau, Hoan Kiem, Ngoc Khanh, Giang Vo, Thanh Cong and Thu Le lakes during the period from March 2014 to February 2015. The survey results showed that the Ba Mau lake was organic polluted at level IV whereas other lakes were contaminated by organic matters at level III. Organic pollution may come from both autochthonous and allochthonous sources. Compared with the results of previous studies, the water quality of 10 lakes in the period from March 2014 to February 2015 has been improved thank for the recent application of some positive solutions for lake environmental protection. / Hệ thống hồ ở Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhiều hồ trong nội đô đã và đang bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát ô nhiễm hữu cơ tại 10 hồ trong thành phố Hà Nội: hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thành Công và Thủ Lệ trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Kết quả khảo sát cho thấy hồ Ba Mẫu bị ô nhiễm hữu cơ ở mức IV, các hồ còn lại bị ô nhiễm hữu cơ ở mức III. Ô nhiễm hữu cơ tại các hồ có thể do cả hai nguồn cung cấp chất hữu cơ, ngoại lai và nội sinh. So với kết quả quan trắc trước đây, chất lượng nước 10 hồ Hà Nội đã được cải thiện do gần đây đã áp dụng một số biện pháp bảo vệ môi trường cho các hồ.

Page generated in 0.0245 seconds