• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 167
  • 98
  • 25
  • 13
  • 9
  • 7
  • 2
  • 2
  • 1
  • 1
  • 1
  • Tagged with
  • 359
  • 200
  • 132
  • 132
  • 132
  • 61
  • 56
  • 50
  • 49
  • 48
  • 47
  • 46
  • 44
  • 44
  • 43
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
221

Quantification of direct and indirect greenhouse gas emissions from rice field cultivation with different rice straw management practices – A study in the autumn - winter season in An Giang Province, Vietnam

Ngo, Thi Thanh Truc, Ho, Vu Khanh, Tran, Sy Nam, Duong, Van Chin, Nguyen, Van Cong, Nguyen, Van Hung 22 February 2019 (has links)
This study resulted in a comparative analysis of greenhouse gas emissions (GHGE) for rice production with different infield rice straw management practices based on an experiment conducted in An Giang Province of Vietnam, during the autumn - winter season of 2016. Direct field GHGE was analyzed based on in-situ measurement and the total direct and indirect GHGE were estimated by applying the life cycle assessment using Ecoinvent3 database which is incorporated in SIMAPRO software. The experiment was conducted based on a completely random design with three treatments and three replications. The three treatments are [T1] Incorporation of straw and stubbles treated with Trichoderma; [T2] Incorporation of stubbles and removal of straw; and [T3] In-field burning straw. Closed chamber protocol and gas chromatography (SRI 8610C) was used to measure and analyse CH4 and N2O. CH4 emission rate was not significantly different (p>0.05) among the three treatments during sampling dates except on the days 17 and 24 after sowing (DAS). N2O emission rate was not significantly different (p>0.05) either. However, there were high variations of N2O emission after the dates of urea applied. Direct field emissions of CH4, N2O and CO2 equivalent (CO2eq) are not significantly different among the three treatments, but the amount of CO2eq per kg straw in T1 of incorporating rice straw treated with Trichoderma is significantly higher than in T3 of in-field burning straw. LCA based analysis resulted in total GHGE in the range of 1.93-2.46 kg CO2-eq kg-1 paddy produced consisting of 53-66% from direct soil emissions. Incorporationof straw treated with Trichoderma did not indicate the improvement of paddy yield. However, the organic matter, N-NH4+, and N-NO3- of this treatment was higher than those of the other researched treatments. This research was just conducted in one crop season, however, the results have initial implications for the other crop seasons. / Nghiên cứu này phân tích phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa theo các biện pháp quản lý rơm rạ khác nhau dựa vào thí nghiệm được thực hiện ở vụ Thu Đông năm 2016 tại tỉnh An Giang, Việt Nam. Lượng phát thải khí nhà kính từ đất đã được phân tích dựa vào kết quả đo đạt tại ruộng và tổng lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp được ước tính bằng phương pháp vòng đời sử dụng cơ sở dữ liệu Ecoinvent3 gắn kết với phần mềm SIMAPRO. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm [T1] vùi rơm và rạ với Trichoderma, [T2] lấy rơm ra khỏi ruộng và vùi rạ và [T3] đốt rơm. Kỹ thuật buồng kín (closed chamber protocol) và máy sắc ký khí (SRI8610C) được sử dụng để đo đạt và phân tích khí CH4 và N2O. Tốc độ phát thải khí CH4 không khác biệt giữa ba nghiệm thức, ngoại trừ kết quả ở lần lấy mẫu 17 và 24 ngày sau sạ. Tốc độ phát thải N2O cũng không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, tốc độ phát thải biến động rất lớn sau các ngày bón phân đạm. Lượng phát thải trực tiếp từ ruộng của CH4, N2O và CO2 tương đương (CO2-eq) không có sự khác biệt giữa ba nghiệm thức, nhưng lượng CO2-eq/kg rơm ở nghiệm thức vùi rơm và rạ với Trichoderma (T1) cao hơn nghiệm thức đốt rơm (T3). Kết quả phân tích LCA cho thấy lượng phát thải khí nhà kính dao động trong khoảng 1,93 – 2,46 kg CO2-eq/kg lúa với 53 – 66% lượng phát thải trực tiếp từ trong đất. Vùi rơm rạ với Trichoderma chưa cải thiện được năng suất lúa. Tuy nhiên, phần trăm chất hữu cơ và hàm lượng đạm hữu dụng trong đất của nghiệm thức này cao hơn so với hai nghiệm thức còn lại của thí nghiệm. Nghiên cứu này chỉ mới được thực hiện một vụ, nhưng đã mang lại nhiều kết quả có thể ứng dụng cho các vụ sau.
222

Cow raising in the Mekong Delta - The current status of waste treatment and risk of greenhouse gas emissions

Nguyen, Le Phoung, Nguyen, Hong Tam, Thach, Si Nuo, Nguyen, Vo Chau Ngan 22 February 2019 (has links)
This study was aimed to assess the status of waste treatment for cow raising at small farm households in Can Tho, Tra Vinh, Soc Trang, and Hau Giang. The interview of 120 cow farmer households indicated that local farmers normally treat their waste by sun-drying, storing in ponds, discharging directly into rivers, or applying to anaerobic biogas. The farmers select ways to treat cow excrement according to seasons of the year: in the dry season cow waste is mostly sun-dried for sale (76.7%); stored for use (10%), untreated (7.5%) or applied to biogas plants (5.8%); however, in the rainy season most of the farmers leave the waste untreated (94.2%), except for those owning biogas tanks. Biogas treatment is applied mainly by dairy cow-raising households, accounting for 85.7% of biogas users. The cow farmer households have limited knowledge about biogas application; 23.3% of the interviewed farmers knew about biogas technology; 47.5% had little knowledge about this technology, however, 29.2% of the selected persons had no idea about biogas technology. Based on the quantity of beef cattle herds in the surveyed areas, it is estimated that CH4 gas emissions account for around 252.3 tons, 61.4 tons, 8.2 tons, and 2.5 tons in Soc Trang, Tra Vinh, Can Tho, and Hau Giang, respectively. / Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các hộ chăn nuôi bò ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang. Tổng số 120 hộ chăn nuôi đã được phỏng vấn cho thấy có 4 phương pháp xử lý chính để xử lý chất thải chăn nuôi phát sinh: ủ yếm khí (biogas), phơi khô và bán, trữ lại trong ao để sử dụng, và không xử lý. Tùy theo thời điểm trong năm người dân sẽ thay đổi cách thức xử lý chất thải chăn nuôi bò: vào mùa khô có nhiều nắng chủ yếu người dân phơi khô để bán (76,7%), để lại và sử dụng (10%), dùng để ủ biogas (5,8%), và không xử lý (7,5%); tuy nhiên vào mùa mưa hầu hết các hộ dân không xử lý chất thải chăn nuôi (94,2%), chỉ trừ những hộ dân đã có hầm ủ biogas để xử lý. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas được áp dụng phổ biến ở các hộ nuôi bò sữa, chiếm 85,7% số hộ có hầm ủ biogas. Sự hiểu biết về công nghệ biogas của các hộ chăn nuôi còn khá giới hạn, chỉ 23,3% hộ dân được phỏng vấn biết về công nghệ biogas, 47,5% hộ biết ít về công nghệ này, trong khi 29,2% hộ dân hoàn toàn không biết. Dựa trên số lượng đàn bò thịt trong vùng khảo sát, có thể tính được lượng CH4 phát thải hàng năm từ chất thải chăn nuôi là 252,3 tấn, 61,4 tấn, 8,2 tấn và 2,5 tấn từ các địa phương Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, và Hậu Giang.
223

Assessment of water quality of some aquaculture ponds in Ho Chi Minh City

Duong, Thi Giang Huong, Nguyen, Thuan Minh, Tran, Ngoc Han 27 February 2019 (has links)
Eutrophication in aquaculture ponds is one of the major issues related to both the environment and the health of consumers. This study has selected and conducted a water-quality survey of nine freshwater aquaculture ponds in Ho Chi Minh City. The empirical results showed that these ponds were seriously polluted with COD and BOD5 whose values did not meet the B2 column of the Vietnamese National Technical Regulation on Surface Water Quality (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). On the other hand, most N-NH4+ and N-NO2- concentrations in the ponds met the threshold value of B2 column. The values of the chlorophyll-a are greater than 10 μg/L, indicating that investigated ponds are in a state of eutrophication. In addition, the results of the TSI calculations showed that most of the sites that are in hypereutrophication state and phosphorus is identified as the eutrophication limit factor in these sites. / Phú dưỡng hóa nguồn nước nuôi trồng thủy sản là một trong các vấn đề lớn liên quan đến cả môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Nghiên cứu này đã lựa chọn và tiến hành khảo sát chất lượng nước của chín ao hồ nuôi thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích cho thấy các ao hồ trên bị ô nhiễm hữu cơ nặng với thông số COD và BOD5 đều không đạt chuẩn B2 theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Về mặt ô nhiễm các chất dinh dưỡng, nồng độ N-NH4+ và N-NO2- đa số chỉ thỏa mãn loại B2, thậm chí vượt ngưỡng quy định của cột B2. Các giá trị của thông số chlorophyll-a đều lớn hơn 10 μg/L, chứng tỏ các ao hồ khảo sát đều đang trong tình trạng phú dưỡng. Thêm vào đó, kết quả tính toán chỉ số TSI cho thấy hầu hết các vị trí nghiên cứu đang ở trạng thái siêu phú dưỡng và photpho được xác định là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng của các vị trí khảo sát nêu trên.
224

Groundwater quality and human health risk assessment related to groundwater consumption in An Giang province, Viet Nam

Phan, Kim Anh, Nguyen, Thanh Giao 27 February 2019 (has links)
Groundwater is one of the main sources for water supply for domestic use, irrigation, aquaculture and industry in Mekong Delta. With rapidly increasing in human population, groundwater becomes more important for social and economic activities. This study evaluated the quality of groundwater using data from the eight monitoring wells over the period of 2009 - 2016. Human health risk was assessed for the population consuming groundwater contaminated with arsenic. The findings indicated that groundwater wells in An Giang province were contaminated with microorganisms. The total dissolved solids (TDS) and hardness in Phu Tan (PT) and Cho Moi (CM) wells were significant higher than the national technical regulations on groundwater quality (QCVN 09-MT:2015/BTNMT). In addition, groundwater wells in some small islands of An Giang were seriously contaminated with organic matters and arsenic. The mean arsenic concentration was up to 0.55 ± 1.21 mg/L. Estimation of carcinogenic risk for human population showed that the cancer risks ranged from medium (8.66 x 10-4) to high (8.26 x 10-2) for both children and adults. Alternative water supply sources should be offered for the population at risk. Besides, regular health check is essential for local people in the arsenic contaminated groundwater. / Nước ngầm là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự gia tăng dân số, nước ngầm ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm thông qua số liệu của tám giếng quan trắc trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016. Kết hợp với đánh giá rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nước ngầm chứa arsenic. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giếng nước ngầm ở tỉnh An Giang đã bị nhiễm vi sinh. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) và độ cứng ở trạm Phú Tân và Chợ Mới phân tích được cao hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 09-MT:2015/BTNMT). Các giếng nước ngầm ở một số khu vực cù lao của tỉnh An Giang đã bị ô nhiễm hữu cơ và arsenic nghiêm trọng. Nồng độ arsenic trong nước ngầm có thể dao động lên đến 0.55 ± 1.21 mg/L. Rủi ro ung thư ở hai đối tượng người lớn và trẻ em khi sử dụng nước ngầm nhiễm arsenic dao động từ trung bình (8 người trong 1.000 người) tới cao (8 người trong 100 người). Cung cấp nguồn nước thay thế là giải pháp khả thi để giảm rủi ro sức khỏe cho con người trong trường hợp này. Ngoài ra, người dân địa phương cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và sớm điều trị bệnh.
225

Evaluation of two eco-friendly botanical extracts on fruit rot pathogens of orange (Citrus sinesis (L.) Osbeck)

Le, Thanh Toan, Vo, Trong Ky, Nguyen, Huy Hoang 27 February 2019 (has links)
Fruit rot caused by Aspergillus niger and Colletotrichum sp. could cause rapid and severe damage on orange fruits. Current control method of orange fruits is mainly applied by usage of harmful pesticides, leading to chemical residues on fruits, environmental pollution and human poisoning. One of alternative methods of reducing pesticides is to use botanical extracts. This study was conducted to evaluate the in vivo antifungal efficacy of aqueous extracts from the leaves of neem and basket plants against A. niger and Colletotrichum sp. Orange fruits artificially inoculated by fruit rot pathogens were immersed into leaf extracts of 6% (w/v) neem or basket plants for 30 s, and kept for 11 days to record lesion length at room temperature. Orange fruits immersed into sterile distilled water were used as the control treatment. The results showed that at 11 days after inoculation, extracts of neem and basket plants significantly reduced the Aspergillus rot lesions by 109.08 and 124.00 mm, respectively. In addition, anthracnose lesions on orange fruits were statistically inhibited by treatments of neem and basket plants, with the average lesion diameters approximately 160.00 and 154.75 mm, respectively, at day 11 of the conducting experiment. The results of this study showed that leaf extracts of neem and basket plant at the concentration of 6% could be used as a natural alternative to control the in vivo growth of rot pathogens of orange fruits. These extracts have a bright future in modern plant protection to replace conventional synthetic pesticides in agro-ecosystem. / Thối trái bởi Aspergillus niger và Colletotrichum sp. gây ra các thiệt hại nghiêm trọng trên cam. Biện pháp phòng trừ bệnh trên trái cam hiện nay chủ yếu dựa vào thuốc hóa học, dẫn đến tồn dư thuốc trên trái cây, ô nhiễm môi trường và gây độc cho con người. Một trong các phương pháp thay thế giúp giảm sử dụng thuốc hóa học là sử dụng dịch trích thực vật. Nghiên cứu này đã được thưc hiện để đánh giá hiệu quả in vivo của dịch trích ở nồng độ 6% của neem hoặc lược vàng đối với A. niger và Colletotrichum sp. Các trái cam đã lây nhiễm nhân tạo tác nhân gây thối trái thì được nhúng vào dịch trích ở nồng độ 6% của neem hoặc lược vàng trong 30 giây, và giữ đến 11 ngày để ghi nhận chiều dài vết bệnh ở nhiệt độ phòng. Cái trái cam được nhúng vào nước cất thì dùng như nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy ở 11 ngày sau khi chủng bệnh, dịch trích neem và lược vàng làm giảm đáng kể vết thối Aspergillus lần lượt là 109,08 và 124,00 mm. Bên cạnh đó, vết bệnh thán thư trên trái cam đã bị ức chế có ý nghĩa thống kê bởi các dịch trích neem và lược vàng, với đường kính trung bình các vết bệnh lần lượt là 160,00 và 154,75 mm, ở ngày 11 của thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra rằng dịch trích neem và lược vàng ở nồng độ 6% có thể sử dụng như một biện pháp thay thế tự nhiên trong việc phòng trừ sự phát triển của tác nhân gây thối trái cam. Các loại dịch trích này có tương lai trong bảo vệ thực vật hiện đại, thay thế các loại thuốc hóa học tổng hợp truyền thống trong hệ sinh thái nông nghiệp.
226

Efficacy of CaCl2 against some important postharvest fungi on orange, chilli and Cavendish banana fruits

Le, Thanh Toan, Vo, Trong Ky, Nguyen, Thi My Linh, Trieu, Phuong Linh, Ngo, Van Toan, Nguyen, Huy Hoang 27 February 2019 (has links)
Fruit rot caused by Aspergillus niger or Colletotrichum musae is an important post-harvest disease on orange, chilli and Cavendish banana fruits. The use of synthetic fungicides has been a traditional strategy for the management of the fruit rot disease, but these chemicals adversely affect human health and environment. Therefore, the objective of this study was to evaluate the effects of CaCl2 on in vitro hyphal growth and in vivo lesion inhibition. First, aqueous solutions of CaCl2 at three concentrations of 20, 40 and 60 mM were assessed for their inhibitory effect against hyphal growth in vitro. Next, mature fruits were immersed into a solution of 20 mM CaCl2 for 20 - 30 s, then inoculated by a pathogen suspension at the density of 106 conidia mL-1 and observed for 12 days. The results showed that 20 mM CaCl2 was the most effective concentration in antifungal assay to Aspergillus isolated from orange rot. The treatment of CaCl2 continued to gain efficacy on limiting lesions’ development on orange fruits until 12 days after inoculation (DAI). On chilli, CaCl2 at concentrations of 20 and 40 mM inhibited well on the growth of Aspergillus hyphae isolated from chilli rot. However, calcium treatment was not effective on chilli fruits. On Cavendish banana, solutions of CaCl2 at concentrations of 20, 40 and 60 mM highly limited fungal growth of Colletotrichum in vitro conditions. The application of CaCl2 solution could inhibit anthracnose lesion length of Cavendish banana variety, but its efficacy did not prolong until 6 DAI. In general, the good results were obtained from the 20 mM CaCl2 in almost all the studied assays. Management of rot diseases on fruits by employing 20 mM CaCl2 could be suitable to replace the current hazardous agro-chemicals. / Thối trái do nấm Aspergillus niger hay nấm Colletotrichum musae là bệnh sau thu hoạch thường gặp trên cam, ớt và chuối già. Thuốc trừ nấm tổng hợp là biện pháp truyền thống quản lý bệnh thối trái nhưng lại ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đáng giá ảnh hưởng của CaCl2 đối với sự sinh trưởng in vitro của nấm và sự ức chế vết bệnh ở điều kiện in vivo. Đầu tiên, dung dịch CaCl2 ở các nồng độ 20, 40 và 60 mM được sử dụng để đánh giá khả năng ức chế sự sinh trưởng in vitro của nấm bệnh. Tiếp theo, trái trưởng thành được nhúng vào dung dịch CaCl2 20 mM trong 20 - 30 s, rồi lây nhiễm với huyền phù mầm bệnh ở mật số 106 bào tử mL-1 và quan sát đến 12 ngày. Kết quả cho thấy CaCl2 20 mM có hiệu quả ức chế tốt đối với nấm Aspergillus phân lập từ bệnh thối trái cam. CaCl2 tiếp tục thể hiện hiệu quả ức chế bệnh trên trái cam đến 12 ngày sau lây bệnh. Trên ớt, CaCl2 20 và 40 mM cho hiệu quả ức chế sự phát triển nấm Aspergillus phân lập từ bệnh thối trái ớt. Tuy nhiên, xử lý CaCl2 không mang lại hiệu quả mong đợi trên trái ớt. Trên chuối già, dung dịch CaCl2 ở các nồng độ 20, 40 và 60 mM ức chế tốt sợi nấm Colletotrichum trong điều kiện in vitro. Dung dịch canxi có thể ức chế vết bệnh thán thư trên chuối già, nhưng hiệu quả không kéo dài đến 6 ngày sau lây bệnh. Nhìn chung, các kết quả tốt đều đạt được khi xử lý bằng CaCl2 20 mM ở hầu hết các thí nghiệm. Việc kiểm soát bệnh thối trái bằng CaCl2 20 mM có thể thay thế cho hóa chất nông nghiệp độc hại hiện nay.
227

Biosorption combined with lipid production and growth inhibition of copper on the microalgal Pediastrum sp.

Pham, Thanh Luu 13 May 2020 (has links)
The contamination of heavy metals in surface waters is an environmental concern due to their persistence and non-degradation that poses a risk to the ecosystem and human health. Microalgae have been known for their ability to remove metals from wastewater and to produce biodiesel. In this study, the copper (Cu) stress on the growth and lipid contents of the green microalgal Pediastrum sp. were evaluated along with the removal capacity. The green microalga was grown in a culture medium with the presence of copper at concentrations of 0, 0.1, 0.5, 2, 5 and 15 mg/L for one week. Results indicated that the growing tolerance levels of Pediastrum sp. in the presence of copper up to 2 mg/L and Cu inhibited the algal growth with the 96h-EC50 value of 6.67 mg/L. However, the Pediastrum sp. showed a promising metal removal efficiency. Cu removal was from 83 to 95% by Pediastrum sp. with an initial concentration of Cu less than 2 mg/L. The presence of a low level of Cu increased the lipid yield up to 18%, but a high concentration of Cu has resulted in low removal efficiencies and decreasing lipid accumulation. The present study suggested the potential of employing green microalgae for wastewater treatment and biodiesel. / Ô nhiễm kim loại nặng trong nước mặt đang là vấn nạn môi trường ở nhiều quốc gia bởi vì kim loại nặng tồn tại lâu, khó có khả năng phân hủy và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Vi tảo từ lâu được biết đến vì có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước thải đồng thời tích lũy lipid cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong nghiên cứu này khảo sát các tác động của đồng (Cu) như ức chế tăng trưởng, ảnh hưởng lên hàm lượng lipid tích lũy, khả năng loại bỏ kim loại cũng nhưhàm lượng kim loại tích lũy trong nội bào lên vi tảo lục Pediastrum sp. Vi tảo lục được phơi nhiễm với Cu ở các nồng độ 0, 0,1, 0,5, 2, 5 và 15 mg/L trong thời gian 1 tuần ở điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy vi tảo lục Pediastrum sp. có khả năng chống chịu với Cu ở ngưỡng nồng độ nhỏ hơn 2 mg/L. Nồng độ gây ức chế sinh trưởng 50% sau 96h (96h-EC50) là 6,67 mg/L. Pediastrum sp. cho thấy có khả năng loại bỏ hiệu quả Cu ở ngưỡng nồng độ thấp hơn 2 mg/L với khả năng loại bỏ Cu lên đến 95%. Ở nồng độ Cu 0,1 và 0,5 mg/L cũng cho thấy gia tăng hàm lượng lipid 18% so với lô đối chứng, tuy nhiên khả năng loại bỏ kim loại Cu và hàm lượng lipid tích lũy giảm đi đáng kể khi Cu đồng ở ngưỡng 5 mg/L và 15 mg/L. Nghiên cứu này cho thấy có thể sử dụng vi tảo Pediastrum sp. để xử lý ô nhiễm Cu ở nồng độ thấp và thu hồi lipid cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
228

Emission and management for rice husk ash in An Giang Province

Nguyen, Trung Thanh, Nguyen, Hong Nhat, Nguyen, Thi Quynh Anh, Phan, Phuoc Toan, Nguyen, Nhat Huy 13 May 2020 (has links)
An Giang province is one of the largest rice producer regions in Vietnam with 600,000 hectares of paddy field and 4 million tons of rice production every year. The rice milling industry generates a huge amount of rice husk (~23% of paddy rice). The rice husk is currently used as fuel around the province generating rice husk ash (RHA) which causes environmental and health issues. This study focuses on surveying and analyzing the current situation for utilization, management, treatment, and awareness of enterprises and community about generated RHA via a household investigation method. The results showed that, in average, a factory generates 862.4 tons of RHA per year, whereas half of them are reused or are sold for re-utilization in other factories, 56.3% are disposed in the private landfill of the factory, and 1.6 to 6.3 % are directly disposed to nearby rivers or in soil. Most of the interviewed citizens reported that they were aware of the RHA impact on the environment nevertheless, only 2% knew that RHA can be re-utilized for other purposes. Therefore, it is necessary to raise public awareness about the reuse and utilization of RHA to reduce the environmental impact and contribute to the sustainable development of the rice production. / Tỉnh An Giang là một trong những vựa lúa lớn nhất Việt Nam, với diện tích khoảng 600.000 ha và sản lượng gần 4 triệu tấn/năm. Cùng với lúa, lượng trấu phát sinh từ quá trình xay xát đang được tái sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các quá trình sản xuất khác ở địa phương. Tuy nhiên lượng tro sau quá trình đốt nhiên liệu trấu cũng đang tạo nên một áp lực lên chất lượng môi trường. Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát và phân tích hiện trạng sử dụng, quản lý, xử lý và nhận thức của cơ sở sản xuất hay cộng đồng đối với vấn đề phát thải tro trấu thông qua phương pháp điều tra thực tế. Kết quả cho thấy trung bình mỗi cơ sở phát sinh 862,4 tấn tro trấu/năm với khoảng phân nửa trong số đó được tái sử dụng, 56,3% xử lý bằng cách chôn lấp; 1,6% đến 6,3% xử lý bằng cách đổ bỏ. Hầu hết những người được phỏng vấn biết việc phát thải tro trấu có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, tuy nhiên chỉ có 2% hộ nhận thức được tro trấu có thể tái sử dụng cho các mục đích khác. Điều này cho thấy cần có biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với việc tái sử dụng tro trấu, nhằm góp phần giảm áp lực của phát thải lên môi trường và đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo theo định hướng bền vững.
229

Ability of Chlorella vulgaris algae for nutrients removal in domestic wastewater and its collection by ferrate

Tran, Tien Khoi, Truong, Nhat Tan, Nguyen, Nhat Huy 13 May 2020 (has links)
In this study, we aim to employ Chlorella vulgaris algae for removal of nutrients in wastewater and collect the produced algae by ferrate after treatment. The growth of algae was conducted in F/2 synthetic medium and in actual domestic wastewater. The removals of nitrogen and phosphorous by algae were then investigated for low and high nutrient concentrations using wastewater after biological treatment in both batch and continuous experiments. Results showed that specific growth rates in the exponential phase were 0.23 and 0.35 day-1 for F/2 medium and domestic wastewater, respectively, proving the suitability of wastewater for algae growth. The removal efficiency of ammonia, nitrate, and phosphate were 89 - 93, 64 - 76, and 69 – 88%, respectively. In the algae collection test, pH 8 is the optimal pH to remove algae and ferrate had higher algae removal ability than alum under each optimal condition with removal efficiency of 84 - 97% at dosage of 12 mg Fe/L. These results suggest that microalgae is a potential alternative for removing of nutrients in wastewater treatment due to the high uptake capacity of nitrogen and phosphorous and the effective collection of algae after treatment by ferrate. / Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng bằng tảo Chlorella vulgaris trong môi trường nước thải sinh hoạt, thông qua khả năng xử lý N và P từ nguồn nước khi tảo tăng trưởng và khả năng keo tụ để thu hồi tảo bằng ferrate. Tốc độ tăng trưởng đặc thù µ trong môi trường F/2 và nước thải sinh hoạt lần lượt là 0,23 ngày-1 và 0,35 ngày-1. Hiệu suất xử lý ammoni, nitrát và phốt phát- lần lượt đạt 89 - 93%, 64 - 76% và 69 - 88%. Kết quả thí nghiệm keo tụ thu hồi tảo cho thấy pH = 8 là thích hợp nhất để loại bỏ tảo bằng ferrate và việc sử dụng ferrate cho hiệu quả tách tảo tốt hơn phèn nhôm với lượng sử dụng ít hơn. Ở hàm lượng 12 mgFe/L, hiệu quả tách tảo đạt cao nhất từ 84 - 97%. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng thay thế công nghệ sinh học truyền thống bằng công nghệ vi tảo trong loại bỏ các chất dinh dưỡng và khả năng thu hồi tảo hiệu quả bằng cách sử dụng ferrate.
230

The use of zoobenthos for the assessment of water quality in canals influenced by landfilling and agricultural activity

Nguyen, Thanh Giao 13 May 2020 (has links)
The aquatic environment and zoobenthos are closely related in a water body. In recent years, the use of zoobenthos to evaluate water quality is getting more attention as this approach is less polluting and less costly. This study was conducted to assess the diversity of zoobenthos in the canals affected by leachate and agricultural activities. Five sediment samples were collected in two campaigns, one in April and one in October 2018. Water samples were also collected at the same time for zoobenthos to assess the water quality and serve as a reference for assessing the effectiveness of using zoobenthos as water quality indication. In total, 17 species of zoobenthos belonging to six families and four classes were identified, of which Limnodrilus hoffmeisteri and Tendipes species being present regularly at sampling sites through the surveys. The calculations of the Shannon-Wiener diversity index (H'), rapid bioassessment protocol (RBP III), and associated average score per taxon (ASPT) indices based on species composition indicated that the water environment surrounding the landfill was moderately to severely polluted. However, the water quality index (WQI) calculated based on the physical and chemical properties shows that the level of water pollution in canals was less than that evaluated using zoobenthos. This can be explained by the fact that zoobenthos also affected the properties of sediments which depend on the water column. The findings in this study showed that the aquatic environment around the landfill is heavily contaminated as result of waste disposal and agricultural activities. The use of both zoobenthos combined with physical and chemical indicators could be useful in assessing the canals’ water status. / Môi trường nước và động vật đáy có liên quan mật thiết với nhau trong một thủy vực. Trong những năm gần đây, việc sử dụng động vật đáy để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt được quan tâm vì phương pháp này ít gây ô nhiễm môi trường và ít tốn kém chi phí. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự phân bố của động vật đáy trong hệ thống kênh rạch chịu tác động từ nước rỉ rác và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Năm mẫu động vật đáy được thu hai đợt, đợt 1 vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 10 năm 2018. Mẫu nước cũng được thu để đánh giá chất lượng nước và làm cơ sở đánh giá hiệu quả của việc sử dụng động vật đáy làm chỉ thị chất lượng môi trường nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần động vật đáy phát hiện 17 loài thuộc 6 họ và 4 lớp, trong đó các loài Limnodrilus hoffmeisteri và loài Tendipes hiện diện thường xuyên ở tất cả các điểm thu mẫu qua hai đợt khảo sát. Dựa vào thành phần loài tính toán các chỉ số Shannon-Wiener (H’), chỉ số đánh giá nhanh sinh học (RBP III), và chỉ số tính điểm trung bình bình theo họ (ASPT) cho thấy môi trường ô nhiễm rất nặng trong khi đó chỉ số WQI được tính toán dựa vào các chỉ tiêu lý hóa cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở kênh xung quanh bãi rác chỉ ở mức nhẹ hơn. Như vậy, việc sử dụng động vật đáy cho kết quả đánh giá chất lượng nước với mức độ ô nhiễm cao hơn. Điều này có thể giải thích là do động vật đáy chịu ảnh hưởng bởi đặc tính nền đáy và cột nước bên trên nền đáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước xung quanh bãi rác bị ô nhiễm nặng do xả thải và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng động vật đáy kết hợp với các chỉ tiêu lý, hóa có thể hữu ích hơn trong việc đánh giá hiện trạng nước kênh.

Page generated in 0.0254 seconds