• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 188
  • 83
  • 4
  • 4
  • Tagged with
  • 196
  • 196
  • 140
  • 140
  • 140
  • 53
  • 49
  • 15
  • 15
  • 13
  • 13
  • 12
  • 12
  • 11
  • 11
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
71

Allometric relations between biomass and diameter at breast height and height of tree in natural forests at Me Linh Station for Biodiversity, Vinh Phuc Province, Vietnam

Dang, Thi Thu Huong, Do, Huu Thu, Trinh, Minh Quang, Nguyen, Hung Manh, Bui, Thi Tuyet Xuan, Nguyen, Tien Dung 21 February 2019 (has links)
Stem diameter at breast height (D1.3m) and tree height (H) are commonly used measures of tree growth. Based on correlation analysis between biomass of stem, branches and leaves and stem diameter and height of tree we can identify allometric equation for predicting biomass and carbon sequestration of the vegetation. This study was carried out in the natural forests of Me Linh Station for biodiversity to develop allometric equation between biomass and diameter at breast height and height of tree. The study results indicated that twenty tree species dominate in natural forests in Me Linh Station for Biodiversity and they were selected for sampling. Through the 80 established linear equation models for above and below –ground biomass (AGB and BGB), we found that the biomass of tree species in Me Linh Station for Biodiversity were closely correlated with the diameter factor (R>0.902) and not clearly correlated with the height (correlation coefficient = 0.5498, R2< 0.549). Four regression equations were established, including: Pstem = 25.3051*(D1.3m)0.4627 (R2 : 9.661); Pbranch = 12.1043*( D1.3m)0.5416 (R2 : 9.8); Pleaves = 9.446*(D1.3m)0.5976 (R2 : 0.9363); P total biomass of forest = 25.882*D1.725 with R2: 0.8561) for estimating biomass and carbon sequestration of natural forest at the research site. / Đường kính ngang ngực (D1.3m) và chiều cao (H) cây là hai nhân tố thường được dùng để đánh giá sự phát triển của cây gỗ. Việc xây dựng các phương trình tương quan giữa sinh khối (SK) thân, cành, lá, sinh khối tầng cây gỗ, sinh khối của quần xã thực vật với đường kính và chiều cao cây góp phần rất lớn trong dự báo sinh khối và khả năng hấp thụ khí carbon của thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy 20 loài cây gỗ chiếm ưu thế trong rừng tự nhiên và chúng được chọn để thu mẫu. Mối tương quan giữa sinh khối với 2 nhân tố điều tra rừng là đường kính ngang ngực và chiều cao cây đã đươc kiểm tra thông qua 80 phương trình tương quan. Nhìn chung, sinh khối có tương quan chặt chẽ với nhân tố đường kính (hệ số tương quan R > 0,902), và không tương quan rõ với nhân tố chiều cao (R < 0,5498). Bốn phương trình tính sinh khối cho thảm rừng tại khu vực nghiên cứu đã được thiết lập: SKthân = 25,3051*(D1,3m)0,4627 (R2: 9,661); SKcành: 12,1043*(D1,3m)0,5416 (R2: 9,8); SKlá: 9,446*(D1,3m)0,5976 (R2: 0,9363) và SKtổng = 25,882*D1,725 with R2: 0,8561).
72

The potential of combining UAV and remote sensing in supporting precision mapping of irrigation systems for paddy land in urban agricultural areas: study case in the Hoa Vang district, Danang city, Central Vietnam

Tran, Phuong Thi, Truong, Phuong Do Minh, Ho, Hoang Viet, Nguyen, Hai Thi, Nguyen, Ngoc Bich 29 December 2021 (has links)
This research was carried out to test the potential of combining unmanned aerial vehicle (UAV) and remote sensing (RS) to support precision mapping of irrigation systems for paddy land. The study area is an urban/agricultural area of Central Vietnam. The Sentinel-2A imagery acquired on 30 June 2018 was interpreted according an object-based classification method aiming to map paddy land and irrigation systems for the Hoa Vang district; the total accuracy was 91.33% with a Kappa coefficient of 0.87. However, with the spatial resolution from the Sentinel-2A images (20 meters x 20 meters) it was difficult to classify paddy land and water from other objects within small and scattered parcel areas. This research was designed on five experimental flying zones, collecting 2,085 images by the UAV. With the very high spatial resolution data of the UAV, it was possible to clearly identify the boundaries of paddy land parcels, water sources such as rivers and lakes, and other objects such as canals and concrete irrigation systems. This classification derived from the orthogonal images from the five experimental zones using an object-based classification method, correcting the interpretation results of the Sentinel 2A images. Outcomes indicate that, the combination of UAV and RS can be applied to support precision mapping of irrigation systems for paddy land in urban agricultural areas. / Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thử nghiệm khả năng kết hợp giữa UAV với viễn thám trong hỗ trợ độ chính xác của bản đồ hệ thống nước tưới cho đất trồng lúa ở vùng nông nghiệp đô thị tại Miền trung Việt Nam. Ảnh viễn thám Sentinel- 2A thu nhận vào 30/6/2018 đã được giải đoán bằng phương pháp định hướng đối hướng để thành lập bản đồ hệ thống nguồn nước tưới cho huyện Hòa Vang vào năm 2018, với kết quả độ chính xác tổng số là 91,33% và hệ số kappa là 0,87. Mặc dù với kết quả giải đoán có độ chính xác cao nhưng với độ phân giải không gian của ảnh Sentinel-2A là 20m x 20m rất khó để phân loại được các vùng đất lúa có diện tích nhỏ và phân bố phân tán. Nghiên cứu này đã thiết kế 5 khu vực bay thử nghiệm với 2.085 ảnh để thu thập dữ liệu từ UAV. Có thể thấy rằng dữ liệu ảnh từ UAV với độ phân giải siêu cao có thể nhận diện và phân biệt được một cách rõ ràng không chỉ ranh giới của các thửa đất lúa, hệ thống nguồn nước như sông hồ, mà còn cả những đối tượng kênh mương thủy lợi nhỏ. Kết quả giải đoán các ảnh bay chụp bằng UAV sử dụng dụng phương pháp định hướng đối tượng, nghiên cứu này đã hiệu chỉnh được kết quả giải đoán ảnh Sentinel 2A. Kết quả cho thấy việc kết hợp dữ liệu viễn thám với UAV là hoàn toàn có khả năng sử dụng để hỗ trợ độ chính xác thành lập bản đồ hệ thống nguồn nước cho đất trồng lúa ở vùng nông nghiệp đô thị.
73

Assessing damages of agricultural land due to flooding in a lagoon region based on remote sensing and GIS: case study of the Quang Dien district, Thua Thien Hue province, central Vietnam

Nguyen, Ngoc Bich, Nguyen, Ngu Huu, Tran, Duc Thanh, Tran, Phuong Thi, Pham, Tung Gia, Nguyen, Tri Minh 29 December 2021 (has links)
This study aims to create a flood extent map with Sentinel imagery and to evaluate impacts on agricultural land in the lagoon region of central Vietnam. In this study, remote sensing images, obtained from 2017 to 2019, were used to simultaneously map the land cover status of a flood in the Quang Dien district. This study highlights flooded areas from Sentinel-2 images by calculating some indicators such as the Land Surface Water Index (LSWI) and the Enhanced Vegetation Index (EVI). Comparisons between the floodplain samples (GPS point-based) and flood mapping results, with the ground-truth data, indicate that the overall accuracy and Kappa coefficients were 97.9% and 0.62 respectively for 2017; the values for 2019 were 95.7% and 0.77 for the same coefficients. Land use maps overlying the flood-affected maps show that approximately 11% of the agriculture land area was affected by floods in 2019 comparison to a 10% in 2017. Wet rice was the most affected crop with the flooded area accounting for more than 70% of the district under each flood event. The most affected communes are: Quang An, Quang Phuoc and Quang Thanh. This study provides valuable information for flood disaster planning, mitigation and recovery activities in Vietnam. / Mục tiêu của nghiên cứu là lập bản đồ phân bố ngập lụt với hình ảnh vệ tinh Sentinel và đánh giá ảnh hưởng ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đầm phá miền Trung, Việt Nam. Trong nghiên cứu này, ảnh viễn thám thu nhận giai đoạn 2017-2019 được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm bị ngập nước trên địa bàn huyện Quảng Điền. Nghiên cứu đã xác định được vùng ngập lụt ở huyện Quảng Điền bằng phương pháp phân loại chỉ số mặt nước (Land Surface Water Index – LSWI) và chỉ số khác biệt thực vật (Enhanced Vegetation Index-EVI) từ ảnh Sentinel-2. Xác định vùng nước lũ bị che khuất bởi mây bằng mô hình số hóa độ cao (DEM). Kết quả phân loại vùng ngập lụt được so sánh với giá trị tham chiếu mặt đất cho thấy độ chính xác tổng thể và hệ số Kappa đạt được trong năm 2017 là 97,9% và 0,62; trong khi năm 2019 đạt 95,7% và 0.77. Bản đồ sử dụng đất chồng lên bản đồ lũ lụt cho thấy khoảng 11% diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2019 so với 10% năm 2017. Cây lúa nước là cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với diện tích bị ngập lụt chiếm hơn 70% diện tích lúa của huyện. Các xã bị ngập lớn là xã Quảng An, Quảng Phước và Quảng Thành. Nghiên cứu này cung cấp thông tin có giá trị cho các hoạt động lập kế hoạch, giảm nhẹ và phục hồi thiên tai lũ lụt ở Việt Nam.
74

Assessment of physical land suitability by GIS-based fuzzy AHP for rubber plantation at the Nam Dong district, Thua Thien Hue province

Tran, Thi Minh Chau, Le, Dinh Huy, Le, Ngoc Phuong Quy, Nguyen, Thi Hai, Tran, Trong Tan, Trinh, Ngan Ha 29 December 2021 (has links)
This research was conducted to determine the main influences and physical factors of land suitability for rubber plantation in the Nam Dong district, Thua Thien Hue province. Six factors such as soil type, soil texture, soil thickness, slope, soil pH and soil organic matter content were considered. Results indicate that soil thickness is has the highest role on the land suitability analysis while soil pH has the lowest. The physical land suitability of rubber plantation was divided into 4 levels: very suitable (10.1%), suitable (15.5%), slightly suitable (3.6%), and currently not suitable (70,8%). This research provides important information for rubber cultivation in projected agricultural land use planning of the Nam Dong district. / Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự thích nghi đất đai của loại hình sử dụng đất trồng cây cao su trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có 6 yếu tố được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm: loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày canh tác, độ dốc, độ chua và hàm lượng mùn trong đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tầng dày canh tác là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng đất trồng cây cao su, trong khi đó độ chua là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất. Sự thích nghi tự nhiên của loại hình sử dụng đất trồng cây cao su được chia thành 4 mức độ bao gồm rất thích nghi (10,1%), thích nghi (15,5%), tương đối thích nghi (3,6%) và hiện taị không thích nghi (70,8%). Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích cho việc quy hoạch sử dụng đất trồng cây cao su trên địa bàn huyện Nam Đông.
75

Assessing local people’s satisfaction on resettlement arrangements of A Luoi Hydropower project, Thua Thien Hue Province

Nguyen, Thi Hai, Le, Ngoc Phuong Quy, Tran, Le Phuong Anh, Hoai, Thi Hong Nghiep, Tran, Thi Phuong 29 December 2021 (has links)
This study aims to estimate the level of satisfaction about resettlement arrangements for local people who have been affected by A Luoi hydroelectric construction project in the Thua Thien Hue province. This research used the Likert scale method to assess the satisfaction level of 98 households living in two of the resettlement sites. Results illustrate that there is variations in the level of satisfaction of local people in the two resettlement sites, Hong Thuong and Hong Ha. In the resettlement area (RA) of the Hong Thuong Commune, people are dissatisfied with the location arrangement. There is a lack of quality in the houses built, been damaged, cracked and degraded, since the construction design is not appropriate for the customs and practices of local people, with a satisfaction rating of 1.07. Meanwhile, at the resettlement site of the Hong Ha commune, people felt satisfied with the arrangement site of the RA and allocated residential land area with the satisfaction rating of 4.19. Our results will help the government, as well as the project owners, to understand the points of dissatisfaction of local people in order to have accordant solutions, ensuring the stable life for local people in those settlement areas. / Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về việc bố trí tái định cư (TĐC) cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng thuỷ điện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thang đo Likert để đánh giá mức độ hài lòng của 98 hộ dân sống tại hai khu tái định cư Hồng Thượng và Hồng Hạ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự khác nhau về mức độ hài lòng của người dân tại hai khu TĐC. Tại khu TĐC Hồng Thượng người dân thấy không hài lòng về địa điểm bố trí TĐC, nhà ở được xây dựng thiếu chất lượng đã bị hư hỏng, nứt nẻ xuống cấp, thiết kế xây dựng không phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương, với chỉ số đánh giá hài lòng là 1,07. Trong khi đó, tại khu TĐC xã Hồng Hạ người dân lại thấy hài lòng về điểm bố trí TĐC và diện tích đất ở được cấp, với chỉ số đánh giá hài lòng là 4,19. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho chính quyền cũng như chủ đầu tư dự án nắm rõ những điểm không hài lòng của người dân để có hướng giải quyết phù hợp nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân tại nơi tái định cư.
76

Understanding local and scientific knowledge about flooding adaptations in low-lying areas of Central Vietnam

Tran, Huynh Bao Chau, Ubukata, Fumikazu 29 December 2021 (has links)
This research focuses on clarifying the local and scientific knowledge about flooding adaptations, the interaction between local knowledge and scientific information in the low-lying area of Central Vietnam is analyzed. Data was obtained using three techniques including: semi-structured interviews, direct observation and household surveys. Responses indicate that the villagers have accumulated and inherited this type of knowledge in their society for a long time. The level of local knowledge is affected by gender, occupation and house location. This implies that the villagers’ social roles and their everyday interactions with the natural environment have nurtured an accumulated local knowledge. Scientific information is provided by the National Committee for Flood and Storm Control and National Center for Hydrometeorology Prediction. It contains information regarding disaster type, intensity, risk level and directions. The information is transferred to local people through mass media, social networks and official documents. However, local people are credulous toward scientific information given by the state. It was found that many villagers are not likely to follow the official guideline, especially the villagers with a high level of local knowledge. / Nghiên cứu tập trung làm rõ kiến thức bản địa và khoa học về thích ứng lũ lụt cũng như mối tương tác của chúng ở vùng trũng thấp miền Trung Việt Nam. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng kết hợp ba phương pháp bao gồm phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát trực tiếp và khảo sát hộ gia đình. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng người dân đã tích lũy và kế thừa kiến thức bản địa từ xã hội của họ trong một thời gian dài. Mức độ kiến thức bản địa bị ảnh hưởng bởi giới tính, nghề nghiệp và vị trí nhà ở. Vai trò xã hội và những tương tác hàng ngày của người dân với môi trường tự nhiên đã nuôi dưỡng và tích lũy kiến thức bản địa. Thông tin khoa học được cung cấp bởi Ủy ban Phòng chống lụt bão Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Các thông tin về loại thiên tai, cường độ, mức độ rủi ro và hướng chỉ dẫn được thông báo. Thông tin này được chuyển đến người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các văn bản chính thức. Tuy nhiên, người dân địa phương chủ quan trước những thông tin khoa học do cơ quan nhà nước đưa ra. Nhiều người dân không tuân theo các hướng dẫn chính thức của chính quyền địa phương, đặc biệt là những người có mức độ kiến thức bản địa được đánh giá cao.
77

Adaptation of leaf morphology of the Eurycoma longifolia Jack to different site conditions in the province of Thua Thien Hue, Central Vietnam

Van, Thi Yen, Nguyen, Hoang Loc, Nguyen, Thi Hong Mai, Krabel, Doris 29 December 2021 (has links)
Leaf area and stomata are important parameters in studies of taxonomic classification since both parameters might reflect the plant adaptation mechanisms to different environmental conditions. This study analyzed Eurycoma longifolia Jack leaf traits in different ecological regions (moisture zone: A Luoi, Bach Ma, Nam Dong; dry zone: Phong Dien) and leaves of seedlings in the nursery. The study used scanners and Images to measure leaf area; imagej and the AxioVision SE64 softwares were used to evaluate stomatal density by separating the lower cuticle through a clear nail polish impression. Our results showed that the leaf area of mature trees from the dry zone is smaller (355.7 and 484.1 cm2/leaf), however, the stomata density is higher than that of the humid area (284.4 and 137.9 stomata/mm2). Under the same nursery conditions, the seedlings' leaf area was similar while seedlings' stomatal density, originated from the dry zone, was lower. Results indicate that the stomatal density changes as an adaptation to changing habitat conditions. This study gives indicates that E. longifolia is a tree species with high adaptability given the leaf morphology changes under a changing climate. Therefore, this tree species should be a priority for planting in order to increase biodiversity in different ecological regions. / Đặc điểm diện tích lá và mật độ khí khổng là những thông số quan trọng trong các nghiên cứu phân loại học nhằm phản ánh cơ chế thích nghi của thực vật với điều kiện sống. Vì thế nghiên cứu này đã tiến hành phân tích các đặc điểm của lá cây Bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) từ các vùng khác nhau (A Lưới, Bạch Mã, Nam Đông: vùng ẩm và Phong Điền: vùng khô) và lá cây con của chúng ở vườn ươm. Nghiên cứu đã sử dụng máy quét và ImageJ để đo diện tích lá và phần mềm AxioVision SE64 và ImageJ để đánh giá mật độ khí khổng thông qua tách lớp biểu bì phía dưới lá qua lớp sơn mỏng Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích lá của cây trưởng thành từ vùng khô nhỏ hơn (355.7 and 484.1 cm2/leaf) nhưng mật độ khí khổng lại lớn hơn so với vùng ẩm (284.4 and 137.9 stomata/mm2). Tuy nhiên, cùng điều kiện sống ở vườn ươm, diện tích lá của cây con tương tự nhau trong khi mật độ khí khổng của cây con có nguồn gốc từ vùng khô lại thấp hơn. Kết quả này chỉ ra rằng sự thay đổi của mật độ khí khổng như là một sự thích nghi với thay đổi của điều kiện môi trường sống. Từ đó nghiên cứu này cho thấy cây Bách bệnh là một loài cây gỗ với khả năng thích nghi cao nhờ sự thay đổi về đặc điểm hình thái lá khi thay đổi khí hậu cho nên loài cây này nên được ưu tiên trong việc gây trồng nhằm tăng cường tính đa dạng cho các vùng sinh thái khác nhau.
78

The role of urban agriculture for a resilient city

Tien, Hoang, Thi, Huong Ly, Chau, Ngoc Han 29 December 2021 (has links)
Humans are simultaneously facing challenges as climate change, epidemics and scarcity of food and water. It is estimated that by 2021 over 690 million of people will face hunger; by 2050 the global population will increase up to 10 billion with 68% of the population living in urban areas. By providing 30% of self-sufficient food in 2030, urban agriculture will be a practical concept to face these challenges. The work studies the role of agricultural land as a critical part for a resilient city. Parameters related to food production are also explored. As study case, this work aims to investigate the current food security of the Ho Chi Minh city (HCMC), offering productive green solutions at different scales from land-use planning, urban design to green roofs. For a production of 6.7 kg/day of vegetables a day, the costs of are approximately $10,000 for nearly 5.6 square meters of land; this points out A-Go-Gro technology as an effective measure for vertical farming. For example, 0.18 ha of green space can produce 2 tons of vegetables per day in the Lake View settlement (district 2 in HCMC). Moreover, due to green roofs, stormwater volumes directed into the sewer system are decreased by 65% and the penetration of electromagnetic radiation is reduced by 99.4%. / Loài người đang đồng thời đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khan hiếm thực phẩm và nước. Ước tính đến năm 2021 có hơn 690 triệu người đói và đến năm 2050 dân số toàn cầu tăng lên gần 10 tỷ người, với 68% sống ở khu vực thành thị. Được sử dụng để tự cung tự cấp 30% lương thực vào năm 2030, nông nghiệp đô thị là một khái niệm hiệu quả cho những thách thức. Bài báo là nghiên cứu đất nông nghiệp như một phần quan trọng cho một thành phố có khả năng phục hồi. Các thông số liên quan đến sản xuất lương thực được nghiên cứu. Bài báo cũng tìm hiểu an ninh lương thực của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Hơn nữa, bài báo đưa ra các giải pháp phủ xanh hiệu quả trên các quy mô khác từ quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị đến mái nhà xanh tại các hộ gia đình. Với chi phí 10.000 USD và gần 5,6 mét vuông đất trồng 6,7 kg rau mỗi ngày, công nghệ A-Go-Gro là một biện pháp hữu hiệu cho canh tác theo chiều dọc. Như vậy 0,18 ha không gian xanh có thể sản xuất 2 tấn rau mỗi ngày tại khu dân cư Lake View ở quận 2. Hơn nữa, bằng cách làm mái nhà xanh, nước mưa giảm đến 65% vào hệ thống cống và sự xâm nhập bức xạ điện từ giảm 99,4%.
79

Indigenous knowledge in climate change adaptation: Case studies of ethnic minorities in the Northern Mountain Region of Vietnam

Kieu, Thi Thu Huong, Nguyen, Thi Ngan, Nguyen, Thi Hien Thuong, Vu, Thi Hai Anh, Nguyen, Do Huong Giang, Nguyen, Quang Tan 29 December 2021 (has links)
This study aims to investigate the indigenous knowledge (IK) of three ethnic minority groups in the Northern Mountain Region (NMR) of Vietnam. The groups include (1) Tay people who live at lower elevations; (2) a Dao community who tend to live in the middle elevations and (3) Hmong farmers who mainly reside at higher elevations areas of the mountain. This research intends to identify climate change (CC) and its impact on agricultural cultivation and find out how these groups can adapt to CC by applying their IK in agriculture practices. Data was collected through focus group discussions (n=9), in-depth interviews (n=80), and participant observation. From the 80 respondents, 27 live in Bac Kan province, 23 in Yen Bai province and 30 in Son La province; those who had experience in agricultural production, elderly and village heads. The results show that the NMR weather has significant changes that negatively impact agriculture cultivation and local livelihood. Although the respondents are from different ethnic minorities, these farmers are highly aware of the CC risks, leading into adaptation practices. While the Tay people's major adaptation strategies include the use of a variety of native plants and changing planting calendars, the Dao and Hmong people apply intercropping and local techniques methods in terracing fields using local varieties of livestock. Our findings highlight the importance of using the IK of ethnic minorities in adaptation towards CC. A better targeting about the use of local resources in future national policies and projects is encouraged. / Nghiên cứu này nhằm thu thập kiến thức bản địa (IK) của ba nhóm dân tộc thiểu số ở Miền núi phía Bắc (MNPB) của Việt Nam bao gồm (1) dân tộc Tày chủ yếu sống ở vùng thấp; (2) Người Dao có xu hướng sống ở các độ cao trung bình; và (3) người Hmông chủ yếu cư trú ở các khu vực đồi núi cao. Nghiên cứu này nhằm xác định tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của nó đối với sản xuất nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu cách thức các nhóm dân tộc thiểu số này có thể thích ứng với BĐKH bằng cách áp dụng các kiến thức bản địa của họ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua thảo luận nhóm tập trung (n = 9), phỏng vấn sâu (n = 80) và quan sát người tham gia. Trong số 80 người được hỏi, có 27 người sống ở tỉnh Bắc Kạn; 23 người ở tỉnh Yên Bái và 30 người ở tỉnh Sơn La, là những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, người cao tuổi và trưởng thôn. Kết quả cho thấy thời tiết ở khu vực MNPB đã có những thay đổi so với trước gây tác động xấu đến canh tác nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng. Mặc dù những người được hỏi từ các dân tộc khác nhau nhưng họ đều nhận thức được sự thay đổi này của thời tiết, do đó họ đã có những thích ứng riêng. Trong khi người Tày sử dụng giống cây trồng địa phương và thay đổi lịch thời vụ thì người Dao và Hmong chọn phương pháp xen canh và áp dụng kỹ thuật bản địa trên đất ruộng bậc thang và sử dụng gióng vật nuôi bản địa. Các phát hiện của chúng tôi giúp hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng IK trong thích ứng với BĐKH của các dân tộc thiểu số, từ đó có thể hướng đến mục tiêu tốt hơn việc sử dụng các nguồn lực địa phương trong các chính sách và dự án quốc gia trong tương lai.
80

Using cassava waste of the cassava starch processing as food for raising African Nightcrawler (Eudrilus eugeniae) to obtain vermicomposting and earthworm biomass

Le, Thi Minh Thanh, Hoang, Duc Anh, Nguyen, Ha Phuong, Trinh, Viet Van, Tran, Thi Hoa, Dang, Thi Mai Anh, Ha, Thi Quyen 29 December 2021 (has links)
The raising earthworms by cassava waste is a useful solution to reduce environmental pollution caused by cassava starch processing. In this study, cassava waste (including cassava peel, cassava pieces and soil) was used as a food source for raising African Nightcrawler (Eudrilus eugeniae) with three experiments: E1, earthworms were raised in crushed cassava waste right after being discharged; E2, earthworms raised in crushed cassava waste that had been incubated with organic matter after decomposing microbiological preparation for the previous two weeks; E3, earthworms were raised in crushed cassava waste that had self-decomposed naturally for the previous two weeks. The cassava waste was decomposed naturally for 4 weeks for control. The results showed that the content of organic matter, humic acid and total nitrogen in organic cassava humus, obtaining from experiments, increased compared to the control; the total organic matter content reached from 10.4%-15.7%, higher than the control (8.2%) from 1.27-1.92 times, humic acid content reached 0.6 - 0.8% and total nitrogen reached 0.3%. Experiment 3 had the highest quality of humus (organic matter content 15.7%, total nitrogen 0.3%, humic acid 0.7% and fulvic acid 0.5%). The experiment 3 also had the highest earthworm biomass (3.6kg), increasing 30.5% compared to experiment 1 and 19.4% comparing to experiment 2. Therefore, experiment 3 was proposed for application in treatment of cassava waste at larger scale. The organic humus obtaining from raising earthworms by cassava waste can be used as raw material for vermicompost production. The earthworm biomass can be used as protein-rich food for domestic animals (such as chicken, tortoise, eel, fish, etc) or used as nutritious fertilizer. / Nuôi giun bằng phế liệu sắn là giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chế biến tinh bột sắn gây ra. Trong nghiên cứu này, bã thải sắn (bao gồm vỏ, đầu mẩu sắn và bùn đất) được sử dụng làm nguồn thức ăn giun đất Châu Phi (African Nightcrawler (Eudrilus eugeniae) với các thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Giun quế được nuôi trong bã thải sắn nghiền ngay sau khi được loại bỏ; Thí nghiệm 2: giun đất được nuôi trong bã thải sắn nghiền đã được ủ với chế phẩm vi sinh phân hủy chất hữu cơ trong hai tuần trước đó; Thí nghiệm 3: Giun đất được nuôi trong bã thải sắn nghiền được để tự phân hủy tự nhiên trong hai tuần trước đó. Đối chứng là bã thải sắn để phân hủy tự nhiên trong 4 tuần. Bên cạnh đó, bã thải sắn nghiền còn được ủ bằng chế phẩm vi sinh phân hủy chất hữu cơ trong 4 tuần để cung cấp thêm số liệu so sánh giữa các thí nghiệm (Thí nghiệm 4). Các thí nghiệm được theo dõi trong 4 tuần. Kết quả cho thấy: Kết quả cho thấy: hàm lượng chất hữu cơ, axit humic và nitơ tổng trong mùn sắn hữu cơ thu được từ thí nghiệm đều tăng so với đối chứng: hàm lượng chất hữu cơ tổng số đạt từ 10,4% -15,7%, cao hơn đối chứng (8,2%) so với 1,27-1,92 lần, hàm lượng axit humic đạt 0,6 - 0,8% và nitơ tổng số đạt 0,3%. Trong đó, thí nghiệm 3 có chất lượng mùn cao nhất (hàm lượng chất hữu cơ 15,7%, đạm tổng số 0,3%, axit humic 0,7% và axit fulvic 0,5%). Thí nghiệm 3 cũng có sinh khối giun quế cao nhất (3,6kg), tăng 30,5% so với thí nghiệm 1 và 19,4% so với thí nghiệm 2. Do đó, thí nghiệm 3 đã được đề xuất ứng dụng để xử lý phế thải sắn ở quy mô lớn hơn. Chất mùn hữu cơ thu được từ việc nuôi trùn quế bằng phế thải sắn có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân trùn quế. Sinh khối trùn quế có thể dùng làm thức ăn giàu đạm cho vật nuôi (như gà, ba ba, lươn, cá ...) hoặc làm phân bón dinh dưỡng.

Page generated in 0.0142 seconds