• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 188
  • 83
  • 4
  • 4
  • Tagged with
  • 196
  • 196
  • 140
  • 140
  • 140
  • 53
  • 49
  • 15
  • 15
  • 13
  • 13
  • 12
  • 12
  • 11
  • 11
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
31

Transfer of elements from paddy soils into different parts of rice plants (Oryza sativa L.) and the resulting health risks for the Vietnamese population

Nguyen, Thuy Phuong, Rupper, Hans, Pasol, Tino, Sauer, Benedikt 29 December 2021 (has links)
The uptake of elements from paddy soils into shoot, husk, and unpolished grain of rice plants was investigated in Mekong, Huong, and Red River areas in Vietnam. The transferability of most studied soil elements into plant parts decreases in the order: shoot > husk > grain. Exceptions are Mg, S, Cd, Cu, Zn, and Mo, whose transfer drops in the rder: shoot > grain > husk, the transfer of P falls in the order grain > shoot > husk. The translocation of the most health relevant elements into the different plant parts is affected by soil parameters like pH, organic matter, Fe- and Mn-phases, and clay minerals. Health risk assessment approaches for the average daily rice consumption are performed for noncancer risk (Hazard Index - HI) including the elements As, Cd, Pb, Co, Cu, Mn, Mo, and Ni as well as for cancer risk for the elements As and Pb (Incremental Lifetime Cancer Risk - ΣILCR). All rice studied grain samples exceed the safe HI-index of below 1. 81% of the grain samples were within the level of concern ranging between 1.4 < HI < 5, 18% varied between 5 < HI < 8.4, although their corresponding soils showed only a little pollution. Cd, As, Mn, and Pb were the most important elements causing non-cancer risks for rice-consuming people. The cancer-risk values ΣILCR were mean 2.2 x 10⁻³ and are considerably higher than the safe threshold of 10⁻⁴ to 10⁻⁶. Arsenic is the dominant factor for cancer risk. Rice-eating people living in Red River and Huong River areas face mainly health risks of exposure to As and Cd in the Mekong River area in addition to Pb. / Sự di chuyển của các nguyên tố từ đất vào các bộ phận khác nhau của cây lúa được tiến hành nghiên cứu tại cùng đồng bằng sông Mekông và sông Hồng, và tại sông Hương, và sông Hồng ở Việt Nam. Sự vận chuyển của hầu hết các nguyên tố đi vào cây lúa có xu hướng giảm dần theo thứ tự: thân > vỏ trấu > hạt. Ngoại trừ sự vận chuyển của các nguyên tố Mg, S, Cd, Cu, Zn, và Mo giảm dần theo thứ tự: thân > hạt > vỏ trấu; và nguyên tố P giảm dần từ: hạt > thân > vỏ trấu. Sự vận chuyển các nguyên tố vào các bộ phận của cây bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của đất như pH, hàm lượng chất hữu cơ, dạng Fe và Mn, và các khoáng sét. Đánh giá các rủi ro sức khỏe của người dân khi tiêu thụ gạo hàng ngày được thể hiện thông qua các chỉ số rủi ro không ung thư (HI) của các nguyên tố As, Cd, Pb, Co, Cu, Mn, Mo, và Ni; cùng với chỉ số rủi ro ung thư của As và Pb (ΣILCR). Tất cả các mẫu gạo được phân tích vượt quá chỉ số an toàn HI < 1. 81% của các mẫu có chỉ số HI nằm trong khoảng 1.4 < HI < 5 và 18% các mẫu trong 5 < HI < 8.4, mặc dù các mẫu đất tương ứng được kiểm tra đều khônghoặc rất ít thể hiện sự ô nhiễm. Các nguyên tố Cd, As, Mn, và Pb là những tác nhân quan trọng nhất gây ra các rủi ro không ung thư cho những người tiêu thụ gạo. Rủi ro ung thư ΣILCR có giá trị trung bình 2.2 x 10⁻³ và cao hơn đáng kể so với ngưỡng an toàn 10⁻⁴ - 10⁻⁶, trong đó As là một tác nhân gây ung thư nổi bật. Những người sống ở khu vực sông Hồng và sông Hương đang đối mặt với sự phơi nhiễm As và Cd; trong khi đó người dân ở khu vực sông Mekông bị phơi nhiễm thêm Pb từ gạo.
32

Selection of nitrogen fixation and phosphate solubilizing bacteria from cultivating soil samples of Hung Yen province in Vietnam

Ha, Thi Quyen, Chu, Thi Thu Ha 29 December 2021 (has links)
The nitrogen fixing bacteria (NFB) and phosphate solubilizing bacteria (PSB) are used widely for producing of microbiological fertilizers. This study aims to seek nitrogen-fixing and phosphate-solubilizing bacteria strains to add to the collection of candidate strains for producing single and multi-function microbiological fertilizers. From 40 soil samples of 8 fields for cultivating rice, medicinal plants and vegetables, 15 NFB strains and 12 PSB strains were isolated and determined the ability of fixing nitrogen and solubilizing inorganic phosphate compound through creation of NH₄⁺ and PO₄⁻ in culture medium. Among 15 NFB strains, the fixing nitrogen activities of 7 strains were much higher than the remaining strains, including NFBR3, NFBV2, NFBM5, NFBM3, NFBM1, NFBV5 and NFBR2 with NH₄⁺ concentration 18.85 mg/l, 18.41 mg/l, 17.32 mg/l, 16.19 mg/l, 15.49 mg/l, 12.83 mg/l and 12.57 mg/l, respectively Among 12 PSB strains, The ability of solubilizing phosphate of 5 strains were higher than the others, including PSBM2, PSBR1, PSBV1, PSBR5 and PSBR3 with PO₄⁻ concentration 14.49 mg/l, 11.83 mg/l, 11.33 mg/l, 10.65 mg/l, 10.37 mg/l, respectively. 3 NFB strains (NFBR3, NFBV2, NFBM5) and 3 PSB strains (PSBM2, PSBR1, PSBV1) with higher activity were identified by 16S-rDNA sequence analysis and comparing to some homologous sequences in genbank. The results showed that NFBR3 was identified as Azotobacter vinelandii, NFBV2 as Azopirillum brasilense, NFBM5 as Azotobacter chroococum, PSBM2 and PSBV1 as Pseudomonas fluorescens and PSBR1 as Bacillus subtilis. / Vi khuẩn cố định nitơ (NFB) và vi khuẩn phân giải phosphate (PSB) được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón vi sinh. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm kiếm các chủng vi khuẩn cố định nitơ và hòa tan phosphate, bổ sung vào bộ sưu tập các chủng dự tuyển cho sản xuất phân bón vi sinh đơn và đa chức năng. Từ 40 mẫu đất của 8 ruộng trồng lúa, cây dược liệu và rau màu, 15 chủng NFB và 12 chủng PSB đã được phân lập và xác định khả năng cố định nitơ và phân giải phosphate vô cơ thông qua sự tạo thành NH₄⁺ và PO₄⁻ trong môi trường nuôi cấy. Trong số 15 chủng NFB, có 7 chủng có hoạt tính cố định nitơ cao hơn những chủng còn lại, bao gồm các chủng NFBR3, NFBV2, NFBM5, NFBM3, NFBM1, NFBV5 và NFBR2 với nồng độ NH₄⁺ lần lượt là 18.85mg/l, 18.41 mg/l, 17.32 mg/l, 16.19 mg/l, 15.49 mg/l, 12.83 mg/l và 12.5 7mg/l. Trong số 12, có 5 chủng có khả năng phân giải phosphate cao hơn những chủng khác, bao gồm chủng PSBM2, PSBR1, PSBV1, PSBR5 và PSBR3 với nồng độ PO₄⁻ lần lượt là 14.49 mg/l, 11.83 mg/l, 11.33 mg/l, 10.65 mg/l và 10.37 mg/l. Các chủng NFB và PSB này đều xuất hiện ơ các mẫu đất trồng lúa, đất trồng cây dược liệu và đất trồng rau màu. 3 chủng NFB và 3 chủng PSB với hoạt tính cố định nitơ và phân giải phosphate cao hơn được định loại bằng phân tích trình tự gen 16S-rDNA và so sánh với một số trình tự tương đồng trong genebank. Kết quả chỉ ra rằng chủng NFBR3 được định danh là Azotobacter vinelandii, chủng NFBV2 là Azopirillum brasilense, chủng NFBM5 là Azotobacter chroococum, chủng PSBM2 và chủng PSBV1 là Pseudomonas fluorescens và chủng PSBR1 là Bacillus subtilis.
33

Environmental pollution in Vietnam: Challenges in management and protection

Chu, Thi Thu Ha 20 December 2018 (has links)
Vietnam is facing big challenges in terms of environmental pollution caused by natural agents and anthropogenic activities. Environmental pollution in Vietnam is present in air, water and soil environments in many areas with contaminants including total suspended particles (TSP), organic substances, heavy metals, nutrients including ammonium, phosphate exceeding the allowable valuesof national standard. One of the most important causes of environmental pollution is the legal powers of environmental protection organizations, especially the environmental police force, not strong enough. In addition, the awareness of the people about environmental protection is very weak. Improving the system of laws on environmental protection, including sanctions that are strong enough to prevent violations, is of the most importance to enhance the effectiveness of environmental management and protection in Vietnam. On the other hand, educating people and even school children about environmental protection is a very meaningful activity to reduce the pressures and challenges of environmental management and protection in Vietnam. / Việt Nam đang phải đối mặt với những thách lớn về ô nhiễm môi trường gây ra bởi các tác nhân tự nhiên và các hoạt động của con người. Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam biểu hiện ở cả môi trường không khí, nước và đất tại nhiều khu vực với hàm lượng các chất ô nhiễm gồm bui thô TSP. các chất hữu cơ, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng gồm amoni, phosphat vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường là sức mạnh pháp lý của các cơ quan tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là lực lượng cảnh sát môi trường, chưa đủ mạnh. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về giữ gìn bảo vệ môi trường còn rất yếu. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường bao gồm các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các vi phạm là quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Mặt khác, giáo dục tuyên truyền ý thức cho người dân và thậm chí các học sinh trong trường học về giữ gìn bảo vệ môi trường là hoạt động rất ý nghĩa nhằm giảm bớt các áp lực và thách thức trong quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
34

Phytoremediation potential of Pteris vittata L. and Eleusine indica L. through field study and greenhouse experiments

Bui, Thi Kim Anh 07 January 2019 (has links)
This study focused on determining Arsenic (As), Lead (Pb), Cadmium (Cd) and Zinc (Zn) concentrations of indigenous plants Pteris vittata L. and Eleusine indica L. in greenhouse experiment and some mining sites in Bac Kan province, Vietnam. The results showed that the soils of surveyed mining areas contained 378 – 6753 mgkg-1 As, 3210 - 21312 mgkg-1 Pb, 15.6- 312 mgkg-1 Cd and 1280-25310 mgkg-1 Zn depending on the characteristics of each mining site. In both greenhouse and field, Pteris vittata L. was As hyperaccumulators, containing more than 0.1% As in its shoots. Eleusine indica L accumulate high concentrations of Pb (1234-4316 mgkg-1) and Zn (982-2352 mgkg-1) in their roots. None of two plant species had high Cd accumulating ability in the root and shoot. The amounts of heavy metals in two species under the field condition smaller than in the greenhouse experiment when they grew nearly in the same soil. Both two plants are good candidates for phytoremediation of these mining sites. / Nghiên cứu này nhằm đánh giá hàm lượng Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb) và Kẽm (Zn) của hai loài thực vật bản địa là Pteris vittata L. và Eleusine indica L. trong thí nghiệm nhà kính và tại một số điểm khai thác mỏ ở tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng, đất vùng mỏ khảo sát có chứa 378 – 6753 mgkg-1 As, 3210 - 21312 mgkg-1 Pb, 15,6- 312 mgkg-1 Cd và 1280-25310 mgkg-1 Zn phụ thuộc vào tính chất của từng điểm lấy mẫu. Trong cả thí nghiệm tại nhà kính và ngoài đồng ruộng, Pteris vittata L. đã được xác định là loài siêu tích lũy As, nó có chứa lượng As nhiều hơn 0.1% ở trong phần trên mặt đất của cây. Eleusine indica L tích lũy cao lượng Pb (1234-4316 mgkg-1) và Zn (982-2352 mgkg-1) trong phần rễ cây. Hai loài thực vật nghiên cứu không có khả năng tích lũy cao lượng Cd ở phần thân và rễ cây. Hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong thực vật nghiên cứu ở ngoài thực địa nhỏ hơn trong thí nghiệm khi cùng mọc trên một loại đất ô nhiễm như nhau. Cả hai loài thực vật nghiên cứu là đối tượng tốt cho xử lý ô nhiễm tại các điểm mỏ khảo sát.
35

Nanoparticles as a control for cyanobacterial bloom

Tran, Thi Thu Huong, Nguyen, Trung Kien, Nguyen, Thi Thuy Thi, Ha, Phuong Thu, Le, Thi Phuong Quynh, Do, Van Binh, Dinh, Thi Hai Van, Trinh, Quang Huy, Duong, Thi Thuy 07 January 2019 (has links)
This study aims to investigate the toxicity of copper material synthesized by chemical reduction method and effects of environmental variables on growth of phytoplankton community (dominated by Microcystis genus) in the Tien eutrophic lake, Hanoi, Vietnam. The variables analyzed include: physical (pH and Turbidity), chemical (content of NH4+, PO43- and copper metal), biological (content of Chlorophyll-a, cell density). The characteristic of nanomaterial was confirmed by using UVvisible spectrophotometer, XRD, SEM and TEM methods. The CuNPs showed they spherical form and uniform size about 20-40 nm. The experimental results showed that the treated with CuNPs inhibition on growth against phytoplankton after 8 days. The cell density of phytoplankton community and Microcystis genus in samples exposure with CuNPs declined after 8 days from 647.037 and 467.037 down to 381.111 and 202.592, respectively. / Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát độc tính của vật liệu nano đồng được tổng hợp bằng phương pháp khử hóa học và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển của quần xã thực vật nổi (chủ yếu là chi Microcystis) trong nước hồ Tiền phú dưỡng, tại Hà Nội, Việt Nam. Các thông số phân tích bao gồm: thủy lý (pH và độ đục), hóa học (hàm lượng amoni, photphat và hàm lượng đồng kim loại), sinh học (hàm lượng chất diệp lục, mật độ tế bào). Đặc trưng của vật liệu được xác định bằng các phương pháp quang phổ UV-VIS, XRD, SEM và TEM. Vật liệu nano đồng có dạng hình cầu, kích thước đồng nhất từ 20 đến 40 nm. Kết quả thử nghiệm sau 8 ngày cho thấy các mẫu có bổ sung vật liệu nano đồng ức chế sinh trưởng quần xã thực vật nổi ở nồng độ 1mg/l. Mật độ quần xã thực vật nổi và chi Microcystis trong mẫu xử lý với CuNPs đã giảm tương ứng sau 8 ngày từ 647.037 và 467.037 xuống còn 381.111 và 202.592.
36

Improvements to the operation of wind power generators in Vietnam

Do, Nhu Y, Le, Xuan Thanh 07 January 2019 (has links)
In Vietnam, the number of wind power generators has been increased yearly. Because of geophysical characters, the generation of these generators has different properties. It depends much on wind’s characteristics as well as the generation technology. Based on simulation implemented on Matlab, the paper analyzes the stability of national networks at PCC nods containing the connection of wind power station when there is a change of wind’s velocity or when there is an earth fault in grid. The analyzing results are used to suggest solutions to improve the stability and effectiveness of the whole system. / Các nhà máy điện gió đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam, do cấu tạo địa lý nên đặc điểm của nguồn điện này khá khác biệt so với các nguồn điện truyền thống khác. Nguồn điện gió phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của gió và công nghệ sử dụng để phát điện gió. Nội dung chính của bài báo là khảo sát mức độ ổn định của lưới điện kết nối các nguồn điện gió tại nút kết nối chung khi có sự thay đổi về tốc độ gió hoặc khi trong mạng xảy ra sự cố chạm đất thoáng qua, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao ổn định, tin cậy và nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống.
37

Environmental and economic potential of rice husk use in An Giang province, Vietnam

Pham, Thi Mai Thao 07 January 2019 (has links)
To evaluate CO2 emission mitigation potential and cost effectiveness of rice husk utilization, Life Cycle Analysis was conducted for 9 scenarios. The results showed that, gasification is the most efficient CO2 mitigation. From cost analysis, the cost mitigation can be achieved by replacing the current fossil fuels in cooking scenarios. Among the power generation scenarios, it was found that 30MW combustion and 5MW gasification power generations were the most economically-efficient scenarios. The briquette combustion power generation appeared less cost-competitive than direct combustion, whilst the large-scale gasification scenarios and the pyrolysis scenarios give the increase in cost from the baseline. From the viewpoints of both CO2 and cost, it was indicated that the win-win scenarios can be the rice husk use for cooking, for large-scale combustion power generation, and for small-scale gasification. / Để đánh giá tiềm năng giảm thiểu phát thải CO2 và hiệu quả chi phí của việc sử dụng trấu, phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm đã được thực hiện cho 9 kịch bản. Kết quả cho thấy, khí hóa trấu để sản xuất điện có tiềm năng giảm phát sinh khí CO2 nhiều nhất. Kết quả phân tích chi phí cho thấy việc giảm thiểu chi phí có thể đạt được khi thay thế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong kịch bản dùng trấu cho nấu ăn. Giữa các kịch bản về sản xuất điện, hiệu quả kinh tế cao nhất trong trường hợp đốt trực tiếp trấu để sản xuất điện ở quy mô công xuất lớn (30MW) và khí hóa ở quy mô trung bình (5MW). Trường hợp dùng củi trấu không mang lại hiệu quả kinh tế so với dùng trực tiếp trấu để phát điện. Hai trường hợp dùng trấu để sản xuất dầu sinh học và khí hóa gas công suất lớn (30MW) cho thấy chi phí tăng cao so với điều kiện biên. Kịch bản cho kết quả khả thi về hiệu quả kinh tế và giảm phát thải CO2 là dùng trấu để nấu ăn, đốt trực tiếp để phát điện công suất lớn và khí hóa công suất trung bình.
38

Modelling nitrous oxide (N2O) emission from rice field in impacts of farming practices: A case study in Duy Xuyen district, Quang Nam province (Central Vietnam)

Ngo, Duc Minh, Mai, Van Trinh, Tran, Dang Hoa, Hoang, Trong Nghia, Nguyen, Manh Khai, Nguyen, Le Trang, Ole Sander, Bjorn, Wassmann, Reiner 07 January 2019 (has links)
Nitrous oxide (N2O) emisison from paddy soil via the soil nitrification and denitrification processes makes an important contribution to atmospheric greenhouse gas concentrations. The soil N2O emission processes are controlled not only by biological, physical and chemical factors but also by farming practices. In recent years, modeling approach has become popular to predict and estimate greenhouse gas fluxes from field studies. In this study, the DeNitrification–DeComposition (DNDC) model were calibrated and tested by incorporating experimental data with the local climate, soil properties and farming management, for its simulation applicability for the irrigated rice system in Duy Xuyen district, a delta lowland area of Vu Gia-Thu Bon River Basin regions. The revised DNDC was then used to quantitatively estimate N2O emissions from rice fields under a range of three management farming practices (water management, crop residue incorporation and nitrogen fertilizer application rate). Results from the simulations indicated that (1) N2O emissions were significantly affected by water management practices; (2) increases in temperature, total fertilizer N input substantially increased N2O emissions. Finally, five 50-year scenarios were simulated with DNDC to predict their long-term impacts on crop yield and N2O emissions. The modelled results suggested that implementation of manure amendment or crop residue incorporation instead of increased nitrogen fertilizer application rates would more efficiently mitigate N2O emissions from the tested rice-based system. / Phát thải nitơ ôxít (N2O) từ canh tác lúa nước (thông qua quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa) đóng góp đáng kể vào tổng lượng khí nhà kính có nguồn gốc từ sản xuất nông nghiệp. Quá trình phát thải N2O là không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sinh-lý-hóa học mà còn phụ thuộc các phương pháp canh tác. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng mô hình hóa nhằm tính toán và ước lượng sự phát thải khí nhà kính ngày càng trở lên phổ biến. Trong nghiên cứu này, số liệu quan trắc từ thí nghiệm đồng ruộng và dữ liệu về đất đai, khí hậu, biện pháp canh tác được sử dụng để kiểm nghiệm và phân tích độ nhạy của mô hình DNDC (mô hình sinh địa hóa). Sau đó, mô hình được sử dụng để tính toán lượng N2O phát thải trong canh tác lúa nước dưới các phương thức canh tác khác nhau (về chế độ tưới, mức độ vùi phụ phẩm, bón phân hữu cơ, phân đạm) tại huyện Duy Xuyên, thuộc vùng đồng bằng thấp của lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng (1) sự phát thải N2O bị ảnh hưởng đáng kể do sự thay đổi chế độ tưới; (2) nhiệt độ tăng và lượng phân bón N tăng sẽ làm tăng phát thải N2O. Kết quả mô phỏng về tác động lâu dài (trong 50 năm) của các yếu tố đến năng suất cây trồng và phát thải N2O cho thấy: Việc sử dụng phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp thay thế cho việc bón phân đạm sẽ giúp giảm phát thải N2O đáng kể.
39

Assessment of forest tenure rights of legal recognition, respect, allocation and transfer in Vietnam

Hoang, Lien Son, Le, Thi Tuyet Anh 07 January 2019 (has links)
This assessment reviewed 79 legal documents related to forest land tenure that include: 1 Constitution; 8 Laws; 1 Resolution; 20 Decrees; 30 Circulars, 18 Decisions and 1 Directive. The objective of this paper was to assess the forest tenure rights in the system of Vietnam forest tenure policies. The main research method was based on the assessment framework Voluntary Guidelines on the Responsible Governance of Tenure of Land, Forests and Fisheries (VGGT). The results of 2 theme groups (i-Legal recognition and respect of rights; ii-Legal allocation and transfer of tenure rights and duties), corresponding to the seven criteria showed that its marks were at from 1 to 3 (the system of forest tenure policies in Vietnam has attained “slightly addressed” to “mostly addressed” (mark 3). However, it has not yet gained the levels of “fully addressed” (mark 4) for all aspects of forest tenure rights. / Báo cáo này đã rà soát phần lớn các chính sách hiện hành quan trọng của hưởng dụng rừng với tổng số 79 văn bản, gồm: 1 Hiến pháp; 8 Luật; 1 Nghị quyết; 20 Nghị định; 30 Thông tư; 18 Quyết định và 1 Chỉ thị. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá các quyền hưởng dụng rừng trong hệ thống các chính sách hưởng dụng rừng ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chính được dựa trên khung đánh giá của Hướng dẫn tự nguyện về Quản trị chịu trách nhiệm của hưởng dụng đất, lâm nghiệp và thủy sản (VGGT). Kết quả nghiên cứu 2 nhóm chủ đề (i-Sự ghi nhận và tôn trọng các quyền; ii-Tính pháp lý của việc giao và chuyển nhượng quyền hưởng dụng và các nghĩa vụ), tương ứng với 7 tiêu chí đều cho thấy mới đạt mức điểm từ 1 – 3 (tức là hệ thống chính sách hưởng dụng rừng hiện hành ở Việt Nam đã có những nội dung “giải quyết một phần” đến “giải quyết phần lớn” (điểm 3), tuy nhiên chưa có được mức độ “giải quyết đầy đủ” các khía cạnh về quyền hưởng dụng rừng (điểm 4).
40

Sorption of heavy metals by laterite from Vinh Phuc and Hanoi, Vietnam

Nguyen, Hoang Phuong Thao, Nguyen, Thi Hoang Ha, Bui, Thi Kim Anh 07 January 2019 (has links)
This study was carried out to evaluate the sorption capacity of Pb, As, Cd, Zn, and Mn by laterite from Tam Duong District (Vinh Phuc Province) and Thach That District (Hanoi City). Laterite samples were exposed to different initial concentrations of heavy metals in solutions (2.5, 5.0, 10, 20, and 50 mg/l) at pH = 5.5 during 24 hours. The results demonstrated that sorption capacity of heavy metals was in the following order: Pb> As> Cd> Zn>Mn. The highest sorption capacity of Pb, As, Cd, Zn, and Mn of laterite from Tam Duong was 1553, 756, 397, 281, and 143 mg/kg, respectively and the highest removal efficiency was 94, 76, 70, 56 and 37%. The results indicated that laterite from Tam Duong District showed lower sorption capacity than that from Thach That District. The disparity sorption capacity of Pb, As, Cd, Zn, Mn between laterite from Thach That and Tam Duong was 10.3–11.6, 11.9–17.9, 11.5–13.7, 9.5–17.6, and 11.1–14.3%, respectively. Laterites from Tam Duong and Thach That are a promising environmental material which can be used in the removal of heavy metals from wastewater. / Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hấp phụ Pb, As, Cd, Zn, và Mn bởi laterit đá ong khu vực huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) và huyện Thạch Thất (Hà Nội). Mẫu đá ong được tiến hành thí nghiệm trong các dung dịch có hàm lượng kim loại nặng ban đầu khác nhau (2,5; 5,0; 10; 20 và 50 mg/l) tại pH=5,5 trong 24 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hấp phụ kim loại nặng bởi laterit đá ong lần lượt là Pb> As> Cd> Zn>Mn. Dung lượng hấp phụ Pb, As, Cd, Zn và Mn cao nhất của laterit Tam Dương lần lượt là 1553, 756, 397, 281 và 143 mg/kg và hiệu suất hấp phụ cao nhất lần lượt là 94, 76, 70, 56 và 37%. Dung lượng hấp phụ kim loại nặng của laterit huyện Tam Dương thấp hơn khu vực huyện Thạch Thất. Sự chênh lệch về dung lượng hấp phụ Pb, As, Cd, Zn và Mn giữa laterit Thạch Thất và laterit Tam Dương lần lượt là 10,3–11,6; 11,9–17,9; 11,5– 13,7; 9,5–17,6 và 11,1–14,3%. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy đá ong khu vực huyện Tam Dương và Thạch Thất là vật liệu hấp phụ tiềm năng phục vụ ứng dụng trong xử lý nước thải bị nhiễm kim loại nặng.

Page generated in 0.0612 seconds