• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 43
  • 43
  • 1
  • Tagged with
  • 44
  • 44
  • 44
  • 44
  • 44
  • 44
  • 9
  • 5
  • 5
  • 5
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
11

Emission and management for rice husk ash in An Giang Province

Nguyen, Trung Thanh, Nguyen, Hong Nhat, Nguyen, Thi Quynh Anh, Phan, Phuoc Toan, Nguyen, Nhat Huy 13 May 2020 (has links)
An Giang province is one of the largest rice producer regions in Vietnam with 600,000 hectares of paddy field and 4 million tons of rice production every year. The rice milling industry generates a huge amount of rice husk (~23% of paddy rice). The rice husk is currently used as fuel around the province generating rice husk ash (RHA) which causes environmental and health issues. This study focuses on surveying and analyzing the current situation for utilization, management, treatment, and awareness of enterprises and community about generated RHA via a household investigation method. The results showed that, in average, a factory generates 862.4 tons of RHA per year, whereas half of them are reused or are sold for re-utilization in other factories, 56.3% are disposed in the private landfill of the factory, and 1.6 to 6.3 % are directly disposed to nearby rivers or in soil. Most of the interviewed citizens reported that they were aware of the RHA impact on the environment nevertheless, only 2% knew that RHA can be re-utilized for other purposes. Therefore, it is necessary to raise public awareness about the reuse and utilization of RHA to reduce the environmental impact and contribute to the sustainable development of the rice production. / Tỉnh An Giang là một trong những vựa lúa lớn nhất Việt Nam, với diện tích khoảng 600.000 ha và sản lượng gần 4 triệu tấn/năm. Cùng với lúa, lượng trấu phát sinh từ quá trình xay xát đang được tái sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các quá trình sản xuất khác ở địa phương. Tuy nhiên lượng tro sau quá trình đốt nhiên liệu trấu cũng đang tạo nên một áp lực lên chất lượng môi trường. Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát và phân tích hiện trạng sử dụng, quản lý, xử lý và nhận thức của cơ sở sản xuất hay cộng đồng đối với vấn đề phát thải tro trấu thông qua phương pháp điều tra thực tế. Kết quả cho thấy trung bình mỗi cơ sở phát sinh 862,4 tấn tro trấu/năm với khoảng phân nửa trong số đó được tái sử dụng, 56,3% xử lý bằng cách chôn lấp; 1,6% đến 6,3% xử lý bằng cách đổ bỏ. Hầu hết những người được phỏng vấn biết việc phát thải tro trấu có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, tuy nhiên chỉ có 2% hộ nhận thức được tro trấu có thể tái sử dụng cho các mục đích khác. Điều này cho thấy cần có biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với việc tái sử dụng tro trấu, nhằm góp phần giảm áp lực của phát thải lên môi trường và đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo theo định hướng bền vững.
12

Ability of Chlorella vulgaris algae for nutrients removal in domestic wastewater and its collection by ferrate

Tran, Tien Khoi, Truong, Nhat Tan, Nguyen, Nhat Huy 13 May 2020 (has links)
In this study, we aim to employ Chlorella vulgaris algae for removal of nutrients in wastewater and collect the produced algae by ferrate after treatment. The growth of algae was conducted in F/2 synthetic medium and in actual domestic wastewater. The removals of nitrogen and phosphorous by algae were then investigated for low and high nutrient concentrations using wastewater after biological treatment in both batch and continuous experiments. Results showed that specific growth rates in the exponential phase were 0.23 and 0.35 day-1 for F/2 medium and domestic wastewater, respectively, proving the suitability of wastewater for algae growth. The removal efficiency of ammonia, nitrate, and phosphate were 89 - 93, 64 - 76, and 69 – 88%, respectively. In the algae collection test, pH 8 is the optimal pH to remove algae and ferrate had higher algae removal ability than alum under each optimal condition with removal efficiency of 84 - 97% at dosage of 12 mg Fe/L. These results suggest that microalgae is a potential alternative for removing of nutrients in wastewater treatment due to the high uptake capacity of nitrogen and phosphorous and the effective collection of algae after treatment by ferrate. / Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng bằng tảo Chlorella vulgaris trong môi trường nước thải sinh hoạt, thông qua khả năng xử lý N và P từ nguồn nước khi tảo tăng trưởng và khả năng keo tụ để thu hồi tảo bằng ferrate. Tốc độ tăng trưởng đặc thù µ trong môi trường F/2 và nước thải sinh hoạt lần lượt là 0,23 ngày-1 và 0,35 ngày-1. Hiệu suất xử lý ammoni, nitrát và phốt phát- lần lượt đạt 89 - 93%, 64 - 76% và 69 - 88%. Kết quả thí nghiệm keo tụ thu hồi tảo cho thấy pH = 8 là thích hợp nhất để loại bỏ tảo bằng ferrate và việc sử dụng ferrate cho hiệu quả tách tảo tốt hơn phèn nhôm với lượng sử dụng ít hơn. Ở hàm lượng 12 mgFe/L, hiệu quả tách tảo đạt cao nhất từ 84 - 97%. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng thay thế công nghệ sinh học truyền thống bằng công nghệ vi tảo trong loại bỏ các chất dinh dưỡng và khả năng thu hồi tảo hiệu quả bằng cách sử dụng ferrate.
13

The use of zoobenthos for the assessment of water quality in canals influenced by landfilling and agricultural activity

Nguyen, Thanh Giao 13 May 2020 (has links)
The aquatic environment and zoobenthos are closely related in a water body. In recent years, the use of zoobenthos to evaluate water quality is getting more attention as this approach is less polluting and less costly. This study was conducted to assess the diversity of zoobenthos in the canals affected by leachate and agricultural activities. Five sediment samples were collected in two campaigns, one in April and one in October 2018. Water samples were also collected at the same time for zoobenthos to assess the water quality and serve as a reference for assessing the effectiveness of using zoobenthos as water quality indication. In total, 17 species of zoobenthos belonging to six families and four classes were identified, of which Limnodrilus hoffmeisteri and Tendipes species being present regularly at sampling sites through the surveys. The calculations of the Shannon-Wiener diversity index (H'), rapid bioassessment protocol (RBP III), and associated average score per taxon (ASPT) indices based on species composition indicated that the water environment surrounding the landfill was moderately to severely polluted. However, the water quality index (WQI) calculated based on the physical and chemical properties shows that the level of water pollution in canals was less than that evaluated using zoobenthos. This can be explained by the fact that zoobenthos also affected the properties of sediments which depend on the water column. The findings in this study showed that the aquatic environment around the landfill is heavily contaminated as result of waste disposal and agricultural activities. The use of both zoobenthos combined with physical and chemical indicators could be useful in assessing the canals’ water status. / Môi trường nước và động vật đáy có liên quan mật thiết với nhau trong một thủy vực. Trong những năm gần đây, việc sử dụng động vật đáy để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt được quan tâm vì phương pháp này ít gây ô nhiễm môi trường và ít tốn kém chi phí. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự phân bố của động vật đáy trong hệ thống kênh rạch chịu tác động từ nước rỉ rác và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Năm mẫu động vật đáy được thu hai đợt, đợt 1 vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 10 năm 2018. Mẫu nước cũng được thu để đánh giá chất lượng nước và làm cơ sở đánh giá hiệu quả của việc sử dụng động vật đáy làm chỉ thị chất lượng môi trường nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần động vật đáy phát hiện 17 loài thuộc 6 họ và 4 lớp, trong đó các loài Limnodrilus hoffmeisteri và loài Tendipes hiện diện thường xuyên ở tất cả các điểm thu mẫu qua hai đợt khảo sát. Dựa vào thành phần loài tính toán các chỉ số Shannon-Wiener (H’), chỉ số đánh giá nhanh sinh học (RBP III), và chỉ số tính điểm trung bình bình theo họ (ASPT) cho thấy môi trường ô nhiễm rất nặng trong khi đó chỉ số WQI được tính toán dựa vào các chỉ tiêu lý hóa cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở kênh xung quanh bãi rác chỉ ở mức nhẹ hơn. Như vậy, việc sử dụng động vật đáy cho kết quả đánh giá chất lượng nước với mức độ ô nhiễm cao hơn. Điều này có thể giải thích là do động vật đáy chịu ảnh hưởng bởi đặc tính nền đáy và cột nước bên trên nền đáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước xung quanh bãi rác bị ô nhiễm nặng do xả thải và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng động vật đáy kết hợp với các chỉ tiêu lý, hóa có thể hữu ích hơn trong việc đánh giá hiện trạng nước kênh.
14

Surface Water Quality Assessment Using Phytoplankton and Zoobenthos: A Case Study at Bung Binh Thien, An Giang Province, Vietnam

Nguyen, Thanh Giao 15 May 2020 (has links)
The study aimed to evaluate water quality at Bung Binh Thien Lake, An Giang Province, Vietnam using Shannon-Wiener species diversity index (H’) and associated average score per taxon (ASPT) calculated from composition of phytoplankton and zoobenthos. The water quality index (WQI) was used as the reference for the quality of surface water. The samples of surface water quality, phytoplankton, and zoobenthos were simultaneously collected at 11 sites in the dry season. The results showed that WQI (57-88) classified water quality from good to medium, H’ calculated using phytoplankton species (1.12-2.71) presented water quality from medium to bad whereas, (H'z) calculated (0 to 2.07) and ASPT (2-4.21) calculated from zoobenthos species divided water quality from bad to very bad. The findings revealed that assessing water quality should not totally only relied on diversity indices (H’, ASPT) but also carefully consider compositions of phytoplankton and zooplankton. In addition, interpretation of the biodiversity indices for water quality examination should involve the experts in the relevant fields. / Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước tại hồ Bung Binh Thiên, tỉnh An Giang, Việt Nam sử dụng chỉ số đa dạng loài Shannon-Wiener (H’) và chỉ số tính điểm trung bình bình theo họ (ASPT) được tính từ thành phần của phiêu sinh thực vật và động vật đáy. Chỉ số chất lượng nước (WQI) được sử dụng tham chiếu cho chất lượng nước mặt. Các mẫu chất lượng nước mặt, phiêu sinh thực vật thực vật và động vật đáy được thu đồng thời tại 11 địa điểm trong mùa khô. Kết quả cho thấy WQI (57-88) phân loại chất lượng nước từ tốt đến trung bình, H’p được tính dựa vào các loài phiêu sinh thực vật (1.12-2.71) thể hiện chất lượng nước từ trung bình đến xấu trong khi, H’z (0- 2.07 ) và ASPT (2-4,21) được tính toán từ các loài động vật đáy phân loại chất lượng nước từ xấu đến rất xấu Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá chất lượng nước không chỉ hoàn toàn dựa vào các chỉ số đa dạng (H’, ASPT) mà còn xem xét cẩn thận thành phần loài của phiêu sinh thực vật và động vật đáy. Ngoài ra, việc giải thích các chỉ số đa dạng sinh học nhằm tra chất lượng nước cần có sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.
15

Linking land subsidence to soil types within Hue city in Central Vietnam

Braun, Andreas, Hochschild, Volker, Pham, Gia Tung, Nguyen, Linh Hoang Khanh, Bachofer, Felix 15 May 2020 (has links)
Coastal areas of Southeast Asia are progressively threatened by flooding as a consequence of more frequent precipitation extremes and rising sea levels. Especially urban areas are affected by flood risk which is additionally increased by surface subsidence related to building activities and groundwater extraction. However, the severity of subsidence as well as its triggers and environmental interrelations are only little understood. This study measures surface subsidence for Hue city by using persistent scatterer radar interferometry (PS-InSAR). A series of 53 images acquired by the Sentinel-1 radar satellite between 2018 and 2019 was analyzed to reliably retrieve surface changes at the millimeter scale. The overall displacement ranges between -25 and +10 millimeters per year. Its spatial distribution was then compared to the extent of different soil types in the study area to conduct an analysis of variance (ANOVA). The results confirmed a significant difference between the soil types with Plinthic Acrisols as the soil type having the largest negative average surface velocity. Possible triggers are the intrusion of slack water from the surrounding rice cultivation areas and construction activities which lead to increasing weight and soil compaction. The findings shall raise awareness for the topic and underline the demand for further research. / Mưa lớn và nước biển dâng là những nguyên nhân gây lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở các khu vực ven biển Đông Nam Á. Đặc biệt việc gia tăng công trình xây dựng và khai thác nước ngầm gây sụt lún bề mặt dẫn đến ngập lụt ở các vùng đô thị. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối tương quan giữa sụt lún bề mặt với các hiện tượng môi trường chưa được chú trọng nhiều. Trong nghiên cứu này, độ lún bề mặt của thành phố Hue được đo bằng phương pháp giao thoa radar tán xạ liên tục (PS-InSAR). Phân tích 53 ảnh vệ tinh Sentinel-1 từ năm 2018-2019 cho thấy sự thay đổi tổng thể bề mặt dao động từ -25mm đến 10mm mỗi năm. Phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy sự thay đổi bề mặt khác nhau tùy từng loại đất, trong đó đất đỏ vàng (Plinthic Acrisols) có tốc độ sụt lún trung bình cao nhất. Các tác nhân có thể là do sự xâm nhập của nước từ các vùng trồng lúa xung quanh và các hoạt động xây dựng dẫn đến tăng trọng lượng và nén đất. Những phát hiện này là cơ hội nâng cao nhận thức về sự sụt lún bề mặt và cần được nghiên cứu thêm.
16

Studying the impact factors of climate change on agricultural land use in Phong Dien district, Thua Thien Hue province

Nguyen, Van Binh, Ho, Nhat Linh 29 December 2021 (has links)
Many factors influence agricultural land, in particular, climate change show the most significant and serious effect on agricultural land in Phong Dien district. This study applied Binary Logistic analysis, using the SPSS software, on data collected through state agencies, fieldwork and interviews. The study has identified the impact of climate change on agricultural land by several factors; the most significant influence is derived from temperature and other extreme weather factors. In addition, the elements of rainfall, wind, and cold air also have a substantial impact on agricultural land causing serious consequences such as damage, loss of construction quality, overload of water supply and drainage systems, landslides, damage to infrastructure systems, etc. Some adaptive solutions to counteract the effects of climate change on agricultural land include changing crop structure, upgrading facilities, raising awareness of officials, and peo-ple about climate change. / Công tác sử dụng đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng nhất đối với việc sử dụng đất nông nghiệp nói chung và trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng. Nghiên cứu đã sử dụng phân tích Binary Logistic trên phần mềm SPSS từ các số liệu thu thập được qua các cơ quan nhà nước, thực địa, phỏng vấn. Từ đó, nghiên cứu đã xác định được tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp thông qua các yếu tố: Gây ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố nhiệt độ và yếu tố cực đoan khác; ngoài ra, các yếu tố lượng mưa, chế độ gió và không khí lạnh cũng tác động không nhở vào việc sử dụng đất nông nghiệp . Các yếu tố này gây ra các hậu quả nghiêm trọng như làm hư hại, giảm chất lượng công trình, làm quá tải hệ thống cấp thoát nước, làm sạt lở, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng… Nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp thích ứng của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất nông nghiệp như thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về biến đổi khí hậu.
17

Influence of elevations on woody tree species diversity in Nam Kar Natural Reserve of Daklak province, Vietnam

Nguyen, Thi Thanh Huong, Chau, Thị Nhu Quynh 11 December 2018 (has links)
This paper describes the influence of elevation on woody tree species diversity in Nam Kar Natural Reserve of Daklak, of which remote sensing and GIS techniques were used as the tools in biodiversity inventory and assessment. The whole Reserve area was divided into four elevation classes based on DEM (Digital Elevation Model) using GIS technique. Landsat 8 satellite image was employed to stratify the forest into the four strata. A total of 4 transect lines of 100 m in length and 20 m in width (abbreviated as H1, H2, H3, and H4) established in east-west direction representing for 4 elevation classes was used for surveying biodiversity and stand structure. The different diversity indices were compared among the different elevation classes. The relationships between reflectance value of satellite image, forest strata with biodiversity indices were also analysed. The result shows that the diversity of woody tree species is different among elevation classes. Based on sample plots a total of 135 tree species belonging to 42 genera was found in this area. Although a low inverse correlations were found between number of species composition, basal area, and tree density with DNs, most correlation was statistically insignificant 95%. However, a medium relation between forest strata and number of species composition were found with correlation coefficient r = 0.53 (P<0.00) in the area. / Nghiên cứu này đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar theo các cấp độ cao khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh và kỹ thuật GIS để hỗ trong trong việc điều tra và đánh giá đa dạng sinh học. Toàn bộ khu bảo tồn được chia thành 4 cấp độ cao dựa vào mô hình số độ cao (DEM) được thực hiện bằng kỹ thuật GIS. Ảnh Landsat 8 đã được sử dụng để phân chia rừng thành 4 khối trạng thái. Có 4 ô tiêu chuẩn dạng dải có kích thước 100m chiều dài và 20m chiều rộng được đặt ở từng đai cao (viết tắt là H1, H2, H3, và H4) theo hướng cố định Đông – Tây để điều tra đa dạng sinh học và cấu trúc lâm phần của thực vật thân gỗ ở từng đai cao. Các chỉ số đa dạng sinh học đã được so sánh trong từng cấp độ cao. Mối quan hệ giữa giá trị ảnh, hiện trạng rừng với các chỉ số đa dạng cũng được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về đa dạng loài thực vật thân gỗ theo từng đai cao. Dựa vào ô mẫu nghiên cứu cũng đã ước tính có 135 loài thuộc 42 chi có trong vùng nghiên cứu. Một số đặc điểm lâm phần như thành phần loài, tiết diệt ngang bình quân và mật độ cây có mối tương quan nghịch với giá trị ảnh vệ tinh tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Tuy vậy nghiên cứu cho thấy có mối tương quan tương quan khá chặt giữa số loài và các khối hiện trạng rừng với hệ số tương quan là 0.53 ở mức P<0.00.
18

Preliminary investigations of organic pollution in water environment of some urban lakes in Hanoi city, Vietnam

Nguyen, Bich Thuy, Nguyen, Thi Bich Ngoc, Duong, Thi Thuy, Le, Thi My Hanh, Pham, Quoc Long, Le, Duc Nghia, Le, Thi Phuong Quynh 11 December 2018 (has links)
Lakes in Hanoi play an important role in local human life. However, along with the economic and social development, some urban lakes have been polluted, especially organic pollution. This paper presents the monthly survey results for organic pollution assessment of ten selected lakes in Ha Noi city: the Ho Tay, Truc Bach, Thien Quang, Ba Mau, Bay Mau, Hoan Kiem, Ngoc Khanh, Giang Vo, Thanh Cong and Thu Le lakes during the period from March 2014 to February 2015. The survey results showed that the Ba Mau lake was organic polluted at level IV whereas other lakes were contaminated by organic matters at level III. Organic pollution may come from both autochthonous and allochthonous sources. Compared with the results of previous studies, the water quality of 10 lakes in the period from March 2014 to February 2015 has been improved thank for the recent application of some positive solutions for lake environmental protection. / Hệ thống hồ ở Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhiều hồ trong nội đô đã và đang bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát ô nhiễm hữu cơ tại 10 hồ trong thành phố Hà Nội: hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thành Công và Thủ Lệ trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Kết quả khảo sát cho thấy hồ Ba Mẫu bị ô nhiễm hữu cơ ở mức IV, các hồ còn lại bị ô nhiễm hữu cơ ở mức III. Ô nhiễm hữu cơ tại các hồ có thể do cả hai nguồn cung cấp chất hữu cơ, ngoại lai và nội sinh. So với kết quả quan trắc trước đây, chất lượng nước 10 hồ Hà Nội đã được cải thiện do gần đây đã áp dụng một số biện pháp bảo vệ môi trường cho các hồ.
19

Effects of microalgae on nutrient removal from mariculture wastewater in Can Gio District, Ho Chi Minh City, Vietnam

Anh, Le Hung, Khuyen, Vo Thi Kim, Nam, Trinh Ngoc, Khoa, Vo Duy 12 December 2018 (has links)
Mariculture has currently brought greatly valuable products in many fields simultaneously released a large amount of wastewater contributing to water pollutions on account of its organic and inorganic constituents. Nowadays, with the development of environmental engineering, more and more approaches, especially friendly-environmental and highly effective wastewater biological methods, are being applied to tackle pollutions and minimize adverse effects of treatments to reach the sustainable development. This report focuses on the study of proliferation combined with elimination of polluting substances of marine algae species Tetraselmis suiscica, Tetraselmis sp., Platymonas sp. in aquaculture wastewater sampled from Can Gio District, Ho Chi Minh City, Vietnam with levels of concentration during 14 days under normal marine algae culture conditions, and compared to that in Daigo’s IMK media. The results shown that, the algae species all grew rapidly simultaneously gave high nutrients removal yields (COD, N, P) and created a considerable amount of biomass within a short period of culture. Particularly, Platomonas sp. and Tetraselmis suiscica could proliferate aswell as give high treatment yields of organic substances (COD), PO43-, NO3-, NH4+ and Total Nitrogen in concentrated wastewater. To sum up, this study showed the potential of using microalgae to reduce COD, nitrogen and phosphorus in mariculture wastewater. / Ngành nuôi trồng thủy hải sản trong những nằm gần đây đã mang lại nhiều sản phẩm có giá trị trong nhiều lĩnh vực đồng thời thải ra một lượng lớn nước thải gây ô nhiễm nguồn nước bởi các thành phần vô cơ và hữu cơ có trong nước thải. Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật môi trường, ngày càng nhiều cách tiếp cận, đặc biệt là các phương pháp sinh học hiệu quả cao và thân thiện với môi trường đang được ứng dụng để xử lý ô nhiễm và giảm thiểu hậu quả bất lợi sau xử lý, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Bài báo cáo tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của ba loài vi tảo biển Tetraselmis suiscica, Tetraselmis sp., Platymonas sp. kết hợp với việc loại bỏ các hợp chất gây ô nhiễm có trong nước thải từ ao nuôi tôm của huyện Cần Giờ, Việt Nam và so sánh đối chiếu với môi trường dinh dưỡng Daigo’s IMK trong 14 ngày nuôi trồng. Kết quả cho thấy những vi tảo sinh trưởng rất nhanh nhờ vào việc sử dụng các chất ô nhiễm trong nước thải, đặc biệt hiệu suất xử lý COD, PO43-, NO3-, NH4+ và nitơ tổng của Platomonas sp. và Tetraselmis suiscica rất cao thậm chí trong môi trường nước thải đậm đặc. Do đó, chúng tôi kết luận, vi tảo có tiềm năng rất lớn trong việc giảm nồng độ chất hữu cơ, phốt pho và nitơ trong nước thải nuôi trồng thủy hải sản.
20

Research on the wind power’s ability in supplying electrical energy for 6kV grid of underground mines in Quang Ninh, Vietnam

Ho, Viet Bun, Le, Xuan Thanh 14 December 2018 (has links)
Quang Ninh province, Vietnam has a rich wind power resources. This type of energy will be soon utilized for generating power to supply all industrial sites including mining corporations. Because of geological characteristics, wind power stations are located near the 6kV grid of mining areas, therefore it needs to make the analysis about the connection ability of wind power generators to the grids. The paper presents the connection model of a wind turbine and 6kV grids. Based on this model, the simulations of system’s possible operating mode are implemented. The conclusions about the suitable operating modes of wind turbine are pointed out to give the operators and grid managers a general observation for the possibility of connecting a wind turbine to 6kV grid / Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương giàu tiềm năng về năng lượng gió. Theo phân tích, loại năng lượng này sẽ sớm được đưa vào cung cấp điện năng cho các khu công nghiệp trong đó có các công ty than. Do đặc thù địa lý, các trạm phát phong năng được đặt khá gần các lưới điện 6kV của mỏ, vì thế cần tiến hành phân tích khả năng kết nối trực tiếp các máy phát điện gió với lưới điện này. Bài báo giới thiệu mô hình kết nối máy phát điện gió với lưới 6kV. Các mô phỏng về các chế độ vận hành có thể có của lưới cũng được thực hiện. Các kết luận về chế độ vận hành thích hợp của tua bin gió được đúc rút để giúp người vận hành, các nhà quản lý lưới điện có được cái nhìn tổng quan về khả năng kết nối tua bin gió với lưới điện 6kV.

Page generated in 0.0158 seconds