• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 43
  • 43
  • 1
  • Tagged with
  • 44
  • 44
  • 44
  • 44
  • 44
  • 44
  • 9
  • 5
  • 5
  • 5
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
41

Matlab application on ecotechnic analysis of Vietnam wind power project

Thanh, Le Xuan 14 December 2018 (has links)
Vietnam has fundamental advantages to implement the wind power project. Because of being surrounded by sea areas, wind power projects in Vietnam have a promise future. However, implementing an ecotechnic analysis of a wind power project has a fairly challenge because of seasonal change as well as input data’s fluctuation. The paper presented a method based on Matlab programming utilized for ecotechnic analysis the wind power projects. The math diagram built with the consideration of all input data’s changing will be shown to make the ecotechnic analysis easier and faster. The results deducted from Matlab programming will be compared with ones made by expertise method. The conclusion about advantages of method is pointed out to help project managers have another choice in making ecotechnic analysis of wind power project. / Việt Nam có những thuận lợi cơ bản để thực thu các dự án điện gió. Do đặc điểm địa lý, bao quanh bởi khá nhiều các vùng biển, các dự án điện gió của Việt Nam có tính khả thi và một tương lai đầy hứa hẹn. Tuy vậy, thực thi các phân tích kinh tế kỹ thuật của một dự án điện gió có thách thức không nhỏ bởi những thay đổi của yếu tố mùa cũng như những thay đổi của các yếu tố đầu vào. Bài báo giới thiệu một phương pháp dựa vào quá trình lập trình trên Matlab, ứng dụng để phân tích kinh tế kỹ thuật các dự án điện gió. Lưu đồ thuật toán được xây dựng có xem xét đến sự thay đổi của các yếu tố đầu vào sẽ giúp quá trình phân tích nhanh hơn và dễ dàng hơn. Các kết quả thu được sẽ được so sánh với các kết quả được tiến hành theo phương pháp chuyên gia. Kết luận về những ưu điểm của phương pháp cũng được đưa ra để giúp các nhà quản lý các dự án điện gió có được lựa chọn nữa trong tiến hành phân tích kinh tế kỹ thuật các dự án điện gió.
42

Establishing a carbon stock baseline for the degraded vegetation in Cam Pha city, Quang Ninh province

Hung, Nguyen The, Huong, Vu Thi Thanh 14 December 2018 (has links)
In Cam Pha city (Quang Ninh province) there existes a lot of vegetation having a high degree of degradation. Findings of the research plots located in 4 years (2012-2015) have shown that, vegetation IC has the largest biomass (biomass fresh: 78.70 tons / ha; dry biomass: 36.65 tons / ha), followed by the grass vegetation (fresh biomass: 62.08 tons / ha; dry biomass: 25.67 tons / ha ). Vegetation IA has the lowest biomass (biomass fresh: 33.73 tons / ha; dry biomass: 15.18 tons / ha). The average amount of accumulated carbon in the biomass of vegetation IC is 18.33 tones / ha, in that vegetation IA was 7.60 tones/ ha, in the grass vegetation is 12.84 tones / ha. During the ecological succession, vegetation IC showed an increase in the ability to accumulate carbon (the amount of biomass carbon accumulation of vegetation IC in the 4th year was 21.97 tons / ha). In addition, the paper also proposed the suitable methods of using degraded vegetation in Cam Pha city, Quang Ninh province. / Ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tồn tại nhiều thảm thực vật có mức độ thoái hóa cao. Kết quả nghiên cứu trong các ô nghiên cứu định vị trong 4 năm (2012 - 2015) cho thấy, thảm cây bụi IC có sinh khối lớn nhất (sinh khối tươi: 78,70 tấn/ha; sinh khối khô: 36,65 tấn/ha), tiếp đến là thảm cỏ (sinh khối tươi: 62,08 tấn/ha; sinh khối khô: 25,67 tấn/ha). Thảm cây bụi IA có sinh khối thấp nhất (sinh khối tươi: 33,73 tấn/ha; sinh khối khô: 15,18 tấn/ha). Giữa các thảm thực vật này còn khác nhau về cấu trúc sinh khối và tỷ lệ sinh khối khô / sinh khối tươi. Lượng cacbon trung bình được tích lũy trong sinh khối của thảm thực vật cây bụi IC là 18,33 tấn/ha, ở thảm cây bụi IA là 7,60 tấn/ha, ở thảm cỏ là 12,84 tấn/ha. Trong quá trình diễn thế, thảm cây bụi IC có sự tăng lên về khả năng tích lũy cacbon (Lượng cacbon được tích lũy trong sinh khối của thảm cây bụi IC ở năm thứ 4 là 21,97 tấn/ha). Ngoài ra, bài báo còn đề xuất phương thức sử dụng hợp lý các thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
43

Potential for water reuse in Vietnam

Oertlé, Emmanuel, Vu, Duc Toan, Nguyen, Dinh Chuc, Näf, Laurin, Müller, Sandra Regina 14 May 2020 (has links)
Southeast Asian countries and Vietnam in particular are facing water security challenges; water reclamation is increasingly being considered as a favorable solution. Despite the availability of suitable technologies, several constraints often prevent stakeholders and especially decision makers exploiting their potential. In this paper we present the results of applying a decision support tool (DST) to evaluate water reclamation, support pre-feasibility studies and build capacity for water reclamation in Vietnam. The DST and its data are open access, providing information related to local and international water and wastewater quality standards. In this research we identified high potential Vietnamese case studies and conducted a systematic PISTLE analysis considering six dimensions (Political, Institutional, Social, Technical, Legal and Economic) at a multiple local stakeholder workshop. Key barriers and drivers for water reclamation implementation were identified. Measures proposed during the workshop could serve as a starting point for the development of water reclamation projects in Vietnam. / Các nước Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam nói riêng hiện đang phải đối mặt với những thách thức về đảm bảo an ninh nguồn nước; cải tạo nguồn nước hiện đang được xem là một giải pháp thuận lợi. Mặc dù các công nghệ phù hợp đã có sẵn, nhưng một số hạn chế đã ngăn cản các bên liên quan và đặc biệt là những nhà làm chính sách có thể khai thác các tiềm năng của những công nghệ này. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày các kết quả của việc áp dụng một công cụ hỗ trợ quyết định (DST) để đánh giá việc cải tạo nguồn nước, hỗ trợ các nghiên cứu tiền khả thi và xây dựng các khả năng cải tạo nguồn nước ở Việt Nam. DST và dữ liệu của nó là nguồn truy cập mở, cung cấp thông tin liên quan đến những tiêu chuẩn về chất lượng nước và nước thải của địa phương và quốc tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định các tình huống điển hình có tiềm năng cao của Việt Nam và tiến hành phân tích PISTLE có hệ thống xem xét sáu khía cạnh (Chính trị, Thể chế, Xã hội, Kỹ thuật, Pháp lý và Kinh tế) tại một hội thảo của các bên liên quan tại địa phương. Những rào cản chính và yếu tố vận hành của việc thực hiện cải tạo nguồn nước cũng đã được xác định. Các giải pháp được đề xuất trong hội thảo này có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu để phát triển các dự án cải tạo nguồn nước ở Việt Nam.
44

Water balance changes in the upper part of Dong Nai River basin

Pham, Hung, Vo, Le Phu, Le, Van Trung, Olivier, Paul A. 14 May 2020 (has links)
In recent decades, changes in land use and land cover (LULC) arising from socio-economic development, coupled with climate change, have severely undermined and compromised the environmental sustainability of the upper part of Dong Nai (UPDN) river basin. Assessing the long-term impacts of climate change and changes in LULC on hydrological conditions and water balance in the UPDN river basin is essential for sustainable watershed management. In the present study, Landsat images and SWAT (Soil and Water Assessment Tool) model were used to assess water balance changes due to changes of climate and LULC at three different intervals: 1994, 2004, and 2014. The results of Landsat images classification indicated that forest land was the main LULC type in the basin. In 1994 the forest cover was 706,803 ha (72.68% of the total landmass). In 2004 the forest area dropped to 520,359 ha (53.51%). In 2014 the forest area dropped further to 485,908 ha (49.97%). The change in LULC has caused changes in the annual and peak water flows. The analysis of the results revealed that the effect of historical climate variations on water yield was greater than the LULC change. With the scenario of LULC 2014, the consumption of irrigation water was the highest and mainly in the dry season. The findings can provide useful information for decision-makers in planning and formulating policies for sustainable watershed management and climate change adaptation. / Trong những thập niên gần đây, sự thay đổi về sử dụng đất và thực phủ (LULC) do những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cùng với biến đổi khí hậu đã đặt ra những thách thức cho sự bền vững về môi trường ở lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai (UPDN). Đánh giá các tác động lâu dài của biến đổi khí hậu và những thay đổi trong LULC đến điều kiện thủy văn và cân bằng nước là việc cần thiết cho quản lý bền vững nguồn nước. Trong nghiên cứu này, các ảnh vệ tinh Landsat, công cụ đánh giá đất và nước (SWAT) được sử dụng để đánh giá sự thay đổi cân bằng nước do sự thay đổi khí hậu và LULC tại ba thời điểm khác nhau 1994, 2004 và 2014. Kết quả phân loại các ảnh Landsat cho thấy rừng là loại thực phủ chính trong lưu vực. Diện tích rừng của năm 1994 là 706.803 ha (72,68%). Diện tích rừng của năm 2004 đã giảm xuống còn 520.359 ha (53,1%) và đến năm 2014 chỉ còn 485.908ha (49,97%). Thay đổi sử dụng đất và thực phủ đã làm thay đổi chế độ thủy văn và dòng chảy đỉnh. Phân tích kết quả đã xác định rằng những sự thay đổi về điều kiện khí hậu trong quá khứ có ảnh hưởng đến lượng nước lớn hơn so với thay đổi về thực phủ. Với kịch bản LULC năm 2014, nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng là lớn nhất và chủ yếu trong mùa khô. Những kết quả đạt được trong nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định trong lập kế hoạch và ban hành chính sách cho quản lý lưu vực bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Page generated in 0.0207 seconds