• Refine Query
  • Source
  • Publication year
  • to
  • Language
  • 53
  • 1
  • Tagged with
  • 54
  • 54
  • 53
  • 49
  • 5
  • 5
  • 5
  • 5
  • 5
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • 4
  • About
  • The Global ETD Search service is a free service for researchers to find electronic theses and dissertations. This service is provided by the Networked Digital Library of Theses and Dissertations.
    Our metadata is collected from universities around the world. If you manage a university/consortium/country archive and want to be added, details can be found on the NDLTD website.
41

Collection, conservation, exploitation and development of rice genetic resource of Vietnam / Thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gene lúa của Việt Nam

Nguyen, Duc Bach, Tong, Van Hai, Nguyen, Van Hung, Phan, Huu Ton 09 December 2015 (has links) (PDF)
Genetic resources are important for the development of every country and for humanity. Collection, conservation and reasonable utilization of genetic resource is required mission. Understanding the importance of genetic resource, especially rice germplasm, since 2001, Center for conservation and development of crop genetic resources (CCD-CGR) of Hanoi University of Agriculture (Vietnam National University of Agriculture) has been collected, conserved and evaluated rice germplasm from different provinces of Vietnam for breeding programs. So far, 1090 accessions of local rice of Vietnam have been collected. Evaluation of agronomic properties and screening of some important genes using DNA molecular markers have revealed that Vietnamese rice germplasm has high level diversity and containing important genes for quality and resistance for disease and pests. These genetic resources are potential materials for national breeding programs. Based on the collected germplasm, 3 new glutinous rice varieties have been successfully created with high yield and good quality. In addition, the degradation of local rice varieties is also a matter of concern. So far, 4 specialty rice varieties Deo Dang, Ble chau, Pu de and Khau dao have been successfully restored for the north provinces of Vietnam. The main results of this study are germplasms for rice breeding programs and new improved varieties that bring economic benefits to farmers and the country. / Nguồn gene là tài nguyên sống còn của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Vì vậy thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này có ý nghĩa rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn gen nhất là nguồn gen cây lúa, ngay từ đầu những năm 2000, Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gene cây trồng thuộc Trường Đại học nông nghiệp, nay là Học Viện nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thu thập, lưu giữ, đánh giá và khai thác nguồn gene lúa. Kết quả đã thu thập, lưu giữ được 1090 mẫu giống lúa địa phương Việt Nam. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và phát hiện một số gene quy định các tính trạng chất lượng và kháng sâu bệnh bằng chỉ thị phân tử DNA. Đây là nguồn gene quan trọng cho chọn tạo giống. Dựa vào nguồn gene thu thập được, cho đến nay, Trung tâm bảo tồn và phát triển nguồn gene cây trồng đã lai và chọn tạo được thành công 03 giống lúa nếp chất lượng cao. Ngoài ra, thoái hóa giống cũng là vấn đề đang được quan tâm. Cho đến nay 4 giống lúa đặc sản Đèo đàng, Ble châu, Pu đe và Khẩu dao đã được phục tráng và đưa vào sản xuất. Kết quả của những nghiên cứu này là ngân hàng các giống lúa làm nguồn gene để chọn tạo giống mới đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân và đất nước.
42

Application of EHD-enhanced drying technology: a sustainable approach for Vietnam’s agricultural product processing in the future / Ứng dụng công nghệ sấy cải tiến EHD nhằm phát triển bền vững các quá trình sấy khô nông sản tại Việt Nam trong tương lai

Vu, Anh Tuan, Do, Thi Tam, Vu, Anh Ngoc, Pham, Van Lang, Feng, Feng Chyuan 08 December 2015 (has links) (PDF)
Drying contributes a significantly important role in processing of agricultural products in Vietnam, particularly for high-value agricultural exports. Conventionally thermal-based drying techniques have remained critical disadvantages in term of enhancing product quality and process efficiency. The typical disadvantages include deterioration of organoleptic and nutritional properties, highenergy consumption, expensive costs yet low efficiency and hazards to environment change due to the consumption of fossil fuel sources. Electrohydrodynamics (EHD) drying technology has been demonstrated as an innovative solution for drying enhancement in various applications. This paper aims at an overview of the state-of-the-art EHD drying technology to enhance heat and mass transfer in agricultural drying processes. A case study is then presented to demonstrate an even better process efficiency, compared to the state-of-the-art EHD drying technology, and to shorten the gap “research-to-market”. Finally, this study shows obviously potential applications of this innovative technology in sustainable development of food and post-harvesting agricultural processing for Vietnam in the future. / Sấy khô đóng một vai trò quan trọng trong việc chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch tại Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản cao cấp phục vụ xuất khẩu. Các phương pháp sấy khô bằng nhiệt truyền thống tồn tại nhiều nhược điểm trong việc nâng cao hiệu quả sấy và bảo đảm chất lượng nông sản. Những nhược điểm nổi bật bao gồm: biến đổi thành phần hóa học và giảm giá trị dinh dưỡng của nông sản sau sấy do sử dụng nhiệt trong quá trình sấy, tiêu hao nhiên liệu lớn, chi phí nhiên liệu, lắp đặt và duy trì hệ thống sấy cao nhưng hiệu suất thấp và đặc biệt ảnh hưởng tới môi trường do sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Công nghệ sấy cải tiến khíđiện động lực học (EHD) hiện tại đã cho thấy tiềm năng thay thế các phương pháp sấy truyền thống. Bài báo tập trung giới thiệu cơ chế sấy các sản phẩm nông sản bằng công nghệ EHD; qua đó tác giả giới thiệu một mô hình sấy đã chế tạo thành công cho hiệu quả thậm chí còn cao hơn các mô hình hiện tại, đồng thời dễ dàng triển khai trong ngành công nghiệp sấy khô nông sản. Nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng ứng dụng to lớn của công nghệ EHD trong phát triển bền vững các quá trình sấy khô nông sản cao cấp tại Việt Nam trong tương lai.
43

Decolorization of reactive dyeing wastewater by Poly Aluminium Chloride / Nghiên cứu khử màu nước thải nhuộm hoạt tính bằng Poly Aluminium Chloride

Perng, Yuan-Shing, Bui, Ha-Manh 19 August 2015 (has links) (PDF)
Color removal of some reactive dyes (Blue 19, Black 5 and Red 195) using a local Poly Aluminium Chloride (PAC) was investigated with Jar-test experiment. The dyes were removed (above 94%) at optimal pH 7 (Red 195) and pH 10 (Blue 19 and Black 5). The PAC dosage of 220 mg/L (Blue 19 and Black 5) and 160 mg/L (Red 195) were found to be best for decreasing dye up to 50 mg/L (Black 5, Red 195) and 100 mg/L (Blue 19). Reaction time and agit ation speed also affected the decolorization process. That result indicates that Vietnamese PAC can be a robust and economical coagulant for discolorization of reactive dyeing process. / Chất keo tụ Poly Aluminium Chloride (PAC) sản xuất tại Việt nam được ứng dụng khử màu của một số màu nhuộm hoạt tính phổ biến (Blue 19, Black 5 and Red 195) trên thí nghiệm Jar-test. Kết quả cho thấy màu bị loại gần như hoàn toàn (trên 94 %) tại pH 7 (Red 195) hoặc 10 (Blue 19 và Black 5). Nồng độ PAC đạt hiệu quả tốt nhất tại 220 mg/L (Blue 19 và Black 5) và 160 mg/L (Red 195) ứng với nồng độ màu 50 mg/L (Black 5, Red 195) hay 100 mg/L (Blue 19). Thời gian phản ứng, tốc độ khuấy cũng có tác động đến hiệu suất khử màu. Kết quả nghiên cứu cho thấy PAC sản xuất tại Việt nam không những là một chất keo tụ tốt mà còn rất kinh tế cho việc khử màu hoàn toàn trong nước thải nhuộm hoạt tính.
44

Decolorization of Reactive Red 195 solution by electrocoagulation process / Nghiên cứu khử màu nước thải nhuộm hoạt tính Red 195 bằng keo tụ điện hóa

Perng, Yuan-Shing, Bui, Ha-Manh 19 August 2015 (has links) (PDF)
In this study, the application of bipolar electrocoagulation (EC) with iron electrode has been assessed for color removal of simulated wastewater containing Reactive Red 195. The influence of initial pH, sodium sulfate concentration, initial dye concentration, electrolysis time, and electric current were examined. The optimum operational parameters were found to be pH =11, concentration of dye = 50 mg L-1, sodium sulfate concentration = 1200 mg L-1, electrolysis time = 5 min and electric current = 4 A. In such condition, color removal efficiency achieved over 99%. This result indicates that EC can be used as an efficient and “green” method for color removal from reactive dye solution. / Trong nghiên cứu này, quá trình khử màu nhuộm hoạt tính (Reactive Red 195) được khảo sát bằng hệ thống keo tụ điện hóa điện cực kép, với vật liệu sắt. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử màu như pH, nồng độ màu nhuộm, nồng độ muối Na2SO4, thời gian phản ứng và cường độ dòng được lựa chọn nghiên cứu. Kết quả cho thấy hệ thống điện hóa trên loại gần như hoàn toàn màu nhuộm với hiệu suất đạt trên 99 % tại pH 11, nồng độ màu 50 mgL-1 và nống độ muối Na2SO4 1200 mgL-1 trong khoảng thời gian 5phút. Kết quả trên cho thấy keo tụ điện hóa có thể xem là một phương pháp xử lý hiệu quả và “xanh” trong việc loại bỏ hoàn toàn màu từ nước thải nhuộm hoạt tính.
45

Decolorization of reactive dyeing wastewater by ferrous ammonium sulfate hexahydrate / Nghiên cứu khử màu nước thải nhuộm hoạt tính bằng muối sắt II

Perng, Yuan-Shing, Bui, Ha-Manh 19 August 2015 (has links) (PDF)
This paper presents the result of dyeing solution coagulation with the use of ferrous ammonium sulfate hexah ydrate (FAS). The examined solution contains two reactive dyes: Black 5 and Blue 19. It has been shown that the efficiency of the dye removal depends on the type of dye, coagulation dosage and the initial pH. Our result showed that the increase of initial pH up to 12 enhanced the color removal efficiency; the FAS dose was 280 ml (Black 5) and 180 mg/l (Blue 19) at slow mixing time (15 min), agitation speed 60 rpm, and the initial dye concentration should be 50 and 100 mg/L for Black 5 and Blue 19, respectively. / Chất keo tụ sắt (II) amoni sulfate (FAS) được sử dụng khử màu của hai màu nhuộm hoạt tính phổbiến (Blue 19 và Black 5). Kết quả cho thấy, quá trình keo tụ bịảnh hưởng nhiều bởi loại màu nhuộm, nồng độ chất keo tụ và pH của dung dịch đầu vào. Với nồng độ FAS 280 mg/l (Black 5) và 180 mg/l (Blue 19), pH đầu vào dung dịch khoảng 12, thời gian phản ứng 15 phút, tốc độ khuấy 60 vòng/phút ứng với nồng độ màu Black 50 mg/L và blue 100 mg/L dung dịch gần như mất màu hoàn toàn.
46

Assessment of the sustainability of the rice-maize cropping system in the Red River Delta of Vietnam and developing reduced tillage practices in rice-maize system in the area / Đánh giá sự bền vững của hệ thống canh tác lúa-ngôvà phát triển kỹ thuật canh tác làm đất tối thiểu trong hệ canh tác lúa ngô ở đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam

Le, Thi Thanh Ly 19 August 2015 (has links) (PDF)
Rice and maize are global staple food and play an important role in world’s food security strategy. Vietnam is one of rice leading export countries but annually it has to import a considerate amount of maize for cattle food processing. Red River Delta in the north of Vietnam is the second rice bucket of the country, which is responsible formore than 20% of total rice production. The priority crops in the areas are rice and maize and rice-maize system is the leading cropping system in the area. Currently, it is reported that the rice-maize cropping system is not sustainable and its profit is reducing in most of production areas in the Red River Delta. Improving rice cropping system aims is not only to increase rice and maize yields and production but also to improve the land use efficiency, decline the cost of the production and to increase system sustainability. To increase sustainability there must be a linkage of various factors. This review emphasizes on increasing rice-maize crop sustainability by applying appropriate agriculture practices such as reducing chemical fertilization and intensive tillage. / Gạo và ngô là nguồn lương thực chính cho toàn cầu và đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực của thế giới. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo nhưng hàng năm vẫn phải nhập một số lượng lớn ngô để chế biến thức ăn gia súc. Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa lớn của Việt Nam sản xuất khoảng 20% sản lượng lúa gạo của cả nước. Ở đồng bằng sông Hồng, lúa và ngô là hai cây trồng chính là hệ canh tác lúa-ngô là cơ cấu cây trồng hàng đầu trong vùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rất nhiều đánh giá cho thấy hệ thống canh tác lúa-ngô là hệ thống canh tác không bền vững và các lợi nhuận của mang lại từ cơ cấu canh tác ở hầu hết các khu vực sản xuất ở vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam đã và đang giảm dần. Do đó, việc cải thiện cơ cấu canh tác lúa-ngô không chỉ nhằm mục đích tăng năng suất lúa và ngô mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm chi phí sản xuất và tăng cường hệ thống canh tác bền vững. Tuy nhiên, để tăng tính bền vững của hệ thống canh tác thì phải liên kết nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này dựa vào các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau để đưa ra những giải pháp tích cực làm tăng tính bền vững của hệ thống canh tác lúa-ngô bằng cách áp dụng các phương pháp canh tác hợp lý như giảm sử dụng phân hóa học và các biện pháp canh tác thâm canh như áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu.
47

Cobia cage culture distribution mapping and carrying capacity assessment in Phu Quoc, Kien Giang province / Vị trí phân bố và tính toán sức chịu tải môi trường khu vực nuôi cá bớp lồng bè (Cobia or Back King fish) tại Phú Quốc, Kiên Giang

Nguyen, Thi Hong Diep, Wenresti, Glino Gallardo, Nitin, Kumar Tripathi, Truong, Hoang Minh 14 November 2013 (has links) (PDF)
Cobia fish cage is the most popular marine culture species raised in Phu Quoc Island, Vietnam. For its sustainable development, there is a need to determine the carrying capacity to avoid nega-tive marine environmental impact in the future. This study was carried out to collect water samples each two months at the lowest and highest tides at four points around the farming area in Rach Vem, Phu Quoc Island, Kien Giang Province from February to October 2011. Water quality in cobia cage culture was surveyed to assess the environmental status of coastal aquaculture areas including seven parameters such as DO, COD, BOD, TSS, TN, TP and Chlorophyll-a. These parameters are suitable to rear cobia fish cage in this area. Nitrogen and phosphorus are considered as the principal nutrients produced by the cobia fish farm and affecting water environment. This study found that the carrying capacity for fish cage farming in the area is 290.96 to 727.81 tons (based on total nitrogen) and 428.64 to 1,383.88 tons (based on total phosphorus) from February to Au-gust 2011. The maximum number of cobia cages should be, based on total nitrogen, from 64 to 266 and, based on total phosphorus, from 94 to 253. Moreover, this study examined the possibility of remote sensing and geographic information system (GIS) technique based on Object-based Image Analysis (OBIA) method by THEOS imagery for mapping of cage culture facilities and detect the location for cobia cage culture in study area. / Cá bớp nuôi lồng bè là một trong những loài cá nuôi phổ biến khu vực ven biển Phú Quốc, Việt nam. Nhằm phát triển bền vững vùng ven biển, đề tài thực hiện đã xác định và đánh giá hiện trạng môi trường nước và sức tải môi trường của nghề nuôi cá bớp lồng bè ở đảo Phú Quốc. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc thu mẫu môi trường nước mỗi 2 tháng theo mức nước triều cao nhất và thấp nhất tại 4 điểm quanh khu vực nuôi tại ấp Rạch Vẹm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang từ tháng 02-10/2011. Chất lượng nước khu vực nuôi thủy sản cũng được khảo sát với 7 chỉ tiêu gồm DO, COD, BOD, TSS, TN, TP, Chlorophyll-a. Các thông số chất lượng môi trường này phù hợp nuôi cá bớp tại khu vực nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Trong nghiên cứu này, đạm và lân là 2 thông số được sử dụng để tính toán sức tải môi trường. Sức tải môi trường được tính toán cho khu vực nuôi cá bớp dao động khoảng từ 290.96 tấn đến 727.81 tấn (tính trên hàm lượng đạm tổng số) và từ 428,64 tấn đến 1.383,88 tấn (tính trên hàm lượng lân tổng số) trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2011. Số lượng tối đa lồng bè nuôi cá bớp khoảng từ 64 đến 266 (đạm tổng số) và từ 94 đến 253 (lân tổng số) dựa vào phân tích hồi quy tương quan. Bên cạnh đó, công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng bằng cách sử dụng ảnh THEOS để xác định vị trí và phân bố không gian khu vực nuôi cá lồng bè dựa trên phương pháp phân tích đối tượng theo hướng (OBIA).
48

Systems thinking methodology in researching the impacts of climate change on livestock industry / Phương pháp tư duy hệ thống trong nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành chăn nuôi

Nguyen, Quan Van, Nguyen, Nam Cao 14 November 2013 (has links) (PDF)
The impacts of climate change on livestock production are complex problems, existing in the rela-tionship among this sector and others sectors such as environmental, social, economic and political systems. The complexity and dynamic of these impacts cannot be solved simply in isolation with the linear approach. A system thinking methodology is introduced in this paper to understand the impacts of climate change on livestock production, and identify effective interventions strategies to address this systemic problem. System thinking is a way of thinking about the world and relationships which has been developed far along way in the past. Today, systems thinking has become increasingly popular because it provides a \'new way of thinking\' to understand and manage complex problems, whether they rest within a local or global context. While four levels of thinking is a fundamental tool to identify systemic problems, Causal Loop Diagram (CLD) is a visual tool created by a computer program to illustrate the whole picture of climate change impacts. CLD consist of feedbacks for system, which help strategists identify appropriate intervention strategies in solving the systemic problem. / Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành chăn nuôi là một trong những vấn đề phức tạp, bởi mối quan hệ chặt chẽ có hệ thống của chúng với các lĩnh vực khác như môi trường, xã hội, kinh tế và chính trị. Những tác động phức tạp đa chiều này không thể giải quyết đơn thuần bằng các giải pháp mang tính đơn lẻ. Phương pháp tư duy hệ thống được giới thiệu trong bài này cho phép hiểu đầy đủ, có hệ thống các tác động của biến đổi khí hậu đến ngành chăn nuôi, đồng thời xác định được những giải pháp chiến lược phù hợp để giải quyết vấn đề mang tính hệ thống này. Tư duy hệ thống là cách tư duy và tiếp cận với sự vật, hiện tượng khách quan, và các mối quan hệ của chúng, phương pháp này đã được nghiên cứu và phát triển từ xa xưa. Ngày nay, tư duy hệ thống đang được ứng dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong các nghiên cứu phát triển bền vững vì phương pháp này cung cấp một “tư duy mới” để hiểu và quản lý được các vấn đề phức tạp, dù chúng ở qui mô địa phương hay trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, bốn cấp bậc của tư duy là công cụ cơ bản để nhận biết các vấn đề phức tạp, và sơ đồ các vòng tròn tác động (CLD) là công cụ trực quan được xây dựng bằng phần mềm máy tính để chỉ ra bức tranh toàn cảnh các tác động của biến đổi khí hậu. Các vòng tròn tác động này phản ánh các diễn biến thực tế và các thông tin giúp cho việc xác định các giải pháp chiến lược.
49

Quantum chemical investigation for structures and bonding analysis of molybdenum tetracarbonyl complexes with N-heterocyclic carbene and analogues: helpful information for plant biology research / Khảo sát cấu trúc và phân tích bản chất liên kết của phức Mo(CO)4 chứa phối tử N-heterocyclic carbene và các phức tương tự bằng tính toán hóa lượng tử: Thông tin hữu ích cho các nghiên cứu về sinh học thực vật

Nguyen, Thi Ai Nhung, Huynh, Thi Phuong Loan, Pham, Van Tat 09 December 2015 (has links) (PDF)
Quantum chemical calculations at the gradient-corrected (BP86) density-functional calculations with various basis sets (SVP, TZVPP) have been carried out for Mo(CO)4 complexes of Nheterocyclic carbene and analogues-NHEMe (called tetrylenes) with E = C, Si, Ge, Sn, Pb. The equilibrium structures of complexes [Mo(CO)4-NHEMe] (Mo4-NHEMe) exhibit an interesting trend which the lightest adduct Mo4-NHCMe has a trigonal bipyramidal coordination mode where the ligand NHCMe occupies an equatorial position. In contrast, the heavier species from Mo4-NHSiMe to Mo4-NHPbMe possess a square pyramidal structure where the ligands from NHSiMe to NHPbMe occupy a basal position. The slighter complexes Mo4-NHEMe possess end-on-bonded NHEMe ligands when E = C, Si, Ge with the bending angles, α, are 180° whereas the heavier adducts Mo4-NHSnMe and Mo4-NHPbMe exhibit strongly side-on-bonded ligands which the bending angle, α become more acute. The trend of the bond dissociations energies-De [kcal/mol] (BDEs) for the Mo-E bonds is Mo4-NHCMe > Mo4-NHSiMe > Mo4-NHGeMe > Mo4-NHSnMe > Mo4-NHPbMe. Bonding analysis shows that the Mo-E bonds have a significant contribution from (CO)4Mo ← NHEMe π-donation. This is because the energy levels of the π-type donor orbitals of Mo4-NHCMe − Mo4-NHPbMe are higher lying than the σ-type donor orbitals. The NHEMe ligands in Mo4- NHEMe are strong electron donors. This review intends to provide a comprehensive data for plant biology research in the future. / Tính toán hóa lượng tử sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ kết hợp điều chỉnh gradient (BP86) từ các bộ hàm cơ sở khác nhau (SVP, TZVPP) được thực hiện cho việc tính toán lý thuyết của phức giữa Mo(CO)4 và phối tử N-heterocyclic carbene và các phức tương tự NHEMe (gọi là tetrylenes) với E = C, Si, Ge, Sn, Pb. Cấu trúc của phức [Mo(CO)4-NHEMe] (Mo4-NHEMe) thể hiện sự khác biệt khá thú vị từ Mo4-NHCMe đến Mo4-NHPbMe, phức Mo4-NHCMe có cấu trúc phối trí lưỡng tháp tam giác trong đó phối tử NHCMe chiếm ở vị trí xích đạo. Ngược lại, những phức có phân tử khối lớn hơn từ Mo4-NHSiMe đến Mo4-NHPbMe lại có cấu trúc tháp vuông và các phối tử từ NHSiMe đến NHPbMe chiếm vị trí cạnh (basal – cạnh hướng về bốn đỉnh của đáy vuông). Các cấu trúc của phức Mo4-NHEMe cho thấy các phối tử NHEMe với E = C-Ge tạo với phân tử Mo(CO)4 một góc thẳng α =180.0°, ngược lại, các phức nặng hơn Mo4-NHEMe thì phối tử NHEMe với E = Sn, Pb liên kết với phân tử Mo(CO)4 tạo góc cong và góc cong, α, càng trở nên nhọn hơn khi nguyên tử khối của E càng lớn. Năng lượng phân ly liên kết của liên kết Mo- E giảm dần: Mo4-NHCMe > Mo4-NHSiMe > Mo4-NHGeMe > Mo4-NHSnMe > Mo4-NHPbMe. Phân tích liên kết Mo-E cho thấy có sự đóng góp đáng kể của sự cho liên kết π (CO)4Mo ← NHEMe. Điều này có thể do mức năng lượng của orbital π-cho của Mo4-NHCMe − Mo4-NHPbMe nằm cao hơn orbital σ-cho. Từ kết quả tính toán có thể kết luận rằng phối tử NHEMe trong phức Mo4- NHEMe là chất cho điện tử mạnh. Kết quả nghiên cứu lý thuyết về hệ phức Mo4-NHEMe lần đầu tiên cung cấp một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh cho các nghiên cứu về sinh học thực vật trong tương lai.
50

Transition metal complexes of NHE ligands [(CO)4W-{NHE}] with E = C – Pb as tracers in environmental study: structures, energies, and natural bond orbital of molecular interaction / Hợp chất của kim loại chuyển tiếp chứa phối tử NHE đóng vai trò là những hợp chất điển hình trong nghiên cứu môi trường [(CO)4W- NHE}] với E = C – Pb: Cấu trúc, năng lượng, và orbital liên kết tự nhiên của tương tác phân tử

Nguyen, Thi Ai Nhung 09 December 2015 (has links) (PDF)
Quantum chemical calculations at BP86/TZVPP//BP86/SVP have been carried out for the Nheterocylic carbene and analogues complexes (tetrylene) [(CO)4W-NHE] (W4-NHE) with E = C – Pb. The tetrylene complexes W4-NHE possess end-on-bonded NHE ligands (E = C, Si), while for E = Ge and Sn, they possess slightly side-on-bonded ligands. The strongest side-on-bonded ligand when E = Pb has a bending angle of 102.9°. The trend of the bond dissociations energies (BDEs) for the W-E bond is W4-NHC > W4-NHSi > W4-NHGe > W4-NHSn > W4-NHPb. Analysis of the bonding situation suggests that the NHE ligands in W4-NHE are strong σ-donors and weak π-donors. This is because the tetrylenes have only one lone-pair orbital available for donation. The polarization of the W-E bond and the hybridization at atom E explain the trend in the bond strength of the tetrylene complexes W4-NHE. The W-E bonds of the heavier systems W4-NHE are strongly polarized toward atom E giving rise to rather weak electrostatic attraction with the tungsten atom which is the main source for the decreasing trend of the bond energies. The theoretical calculations suggest that transition-metal complexes tetrylenes [(CO)4W-{NHE}] (E = C – Pb) should be synthetically accessible compounds with tetrylenes NHE act as two-electron-donor ligands in complexes. / Phân tích cấu trúc và bản chất liên kết hóa học của hợp chất với kim loại chuyển tiếp chứa phối tử N-heterocyclic carbene và các đồng đẳng (tetrylene) [(CO)4W–NHE] (W4-NHE) với E = C – Pb sử dụng tính toán hóa lượng tử ở mức BP86/TZVPP//BP86/SVP. Cấu trúc của phức W4-NHE cho thấy các phối tử NHE với E = C, Si tạo với phân tử W(CO)4 một góc thẳng α = 180,0°, trong khi đó các phức W4-NHE thì phối tử NHE với E = Ge – Pb tạo liên kết với nhóm W(CO)4 một góc cong α < 180,0° và góc cong càng trở nên nhọn hơn khi E = Pb (α = 102.9°). Năng lượng phân ly liên kết của liên kết W-E giảm dần: W4-NHC > W4-NHSi > W4-NHGe > W4-NHSn > W4-NHPb. Tính toán hóa lượng tử trong phức [(CO)4W-{NHE}] (E = C – Pb) cho thấy phối tử tetrylene là chất cho electron. Điều này có thể do phối tử tetrylene chỉ giữ lại một cặp electron tại nguyên tử E để đóng vai trò là chất cho điện tử. Độ bền liên kết của phức W4-NHE được giải thích nhờ vào độ phân cực của liên kết W-E và sự lai hóa của nguyên tử trung tâm E. Nguyên nhân chính làm giảm dần năng lượng liên kết là do liên kết W-E của các phức nặng hơn W4-NHE bị phân cực mạnh về phía nguyên tử E dẫn đến lực hút tĩnh điện với nguyên tử W yếu dần. Hệ phức nghiên cứu được coi là hợp chất điển hình cho các nghiên cứu thực nghiệm.

Page generated in 0.0157 seconds